Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Ăn uống để chữa cảm mạo phế âm hư.

1) Trúc lịch lê cao. Hoàng lê 100 quả vắt lấy nước, trúc diệp tươi 100 lá sắc lấy nước, lô căm tươi 30 cây lấy nước, quất hồng 10g, sắc lấy nước, rau thơm 50 ngọn vắt lấy nước, thêm 30cc trúc lịch, cô lại bằng lửa nhỏ, mỗi lần uống 30cc ngày 3 lần. Loại cao này thích hợp với người bị ho âm hư nội nhiệt.

2) Thanh cảo sâm mạch cao. Thanh cảo 500g, cho thêm 100cc nước đun lên rồi bỏ bã, cô lại thành 500cc Thái tử sâm 30g, mạch đông 30g, nước đã cô, thêm 100cc  mật ong, cô lại. Mỗi lần uống 20cc, ngày 3 lần. Loại cao này dùng cho người bị chứng phế khí âm đều hư lại bị cảm.

3) Quả la hán, bách hợp, thịt lợn nạc nấu thành canh. Quả la hán nửa quả, sinh bách hợp 15g, sa sâm 10g, quất hồng 6g, thịt lợn nạc 100g. Cho bác hợp, sa sâm và một ít nước sắc lên lấy nước bỏ bã, rồi cho thịt lợn rửa sạch thái mỏng và quất hồng vào nước thuốc nấu chín, cho thêm gia vị, ăn nóng mỗi ngày hai lần, ăn liên tục vài ngày thích hợp với người bị ho phế âm hư.

4) Ngân nhĩ hầm với trứng gà. Ngân nhĩ 5g, trứng gà 1 quả, đường phèn 50g, một ít mỡ lợn. Ngân nhĩ rửa sạch bỏ cuống nấu nhừ, rồi cho đường phèn đã được làm tan, lấy lòng trắng trứng gà cho thêm ít nước quấy đều, đổ vào trong nước đường phèn đã tan, đun sôi bỏ bọt, rồi đổ vào nồi ngân nhĩ, khi đon cho một ít mỡ lợn. Ngày 1 liều, liên tục 7 ngày 1 đợt. Bài thuốc này có hiệu quả đối với người bị ho âm hư, trong đờm có máu.

5) Sinh tân trà. Thanh quả (nghiền nát) 5 quả, thạch kim hộc, cam cúc, trúc nhự mỗi thứ 6g, mạch đông, tang diệp, mỗi thứ 9g, ngó sen tươi 10 lát, hoàng lê (bỏ vỏ) 2 quả, mã thầy (bỏ vỏ) 5 củ, lô căn tươi (đập dập) 2 cây. Tất cả làm thành bột khô, mỗi ngày 1 liều, sắc với nước uống thay trà. Trà này thích hợp với người phế âm suy, miệng khát họng khô, ho ra đờm có máu, tay chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sổ. Dùng tang diệp, cúc hoa để sổ phong tán nhiệt, nên cũng thích hợp với người phế âm hư bị cảm mạo.

6) Huyền sâm cam cát trà. Huyền sâm, mạch đông mỗi thứ 5g, cát cánh 3g, tang diệp 3g, cúc hoa 3g, sinh cam thảo 2g, làm thành bột thô, trộn đều, rây lấy bột đóng thành gói. Mỗi lần một gói, hãm với nước sôi uống thay trà. Có tác dụng sinh tân nhuận phế, chặn khát long đờm, phát tán long nhiệt

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình