Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Những cách khác để chữa cảm mạo phế âm hư.

1) Chữa bằng châm cứu.

Chọn các huyệt: bách hội, phong trì, đại chuỳ, khúc trì, xích trạch, ngưu tế. Cách làm: bình bổ bình tả.

2) Chữa bằng xoa bóp.

a) Xoa 2 bên cánh mũi. Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa xát vào 2 bên cánh mũi khoảng 2-3 phút, cho đến khi nóng lên.

b) Xát huyệt phong trì. Dùng cạnh ngón tay út xát huyệt phong trì cho đến khi nóng lên.

c) Xát huyệt bách hội: Ngồi thẳng, dùng lòng bàn tay từ từ xoa lên huyệt bách hội ở đỉnh đầu khoảng 2 phút.

d) Dùng 2 tay rửa mặt. Hai bàn tay xoa lên mặt từ trên xuống dưới, giống như rửa mặt, 80 lần.

e) Xát huyệt dũng tuyền. Ngồi thẳng, lòng bàn tay trái xoa lên huyệt dũng tuyền bàn tay phải khỏang 1 phút, sau đó làm ngước lại.

Trên đây là cách tự xoa bóp có tác dụng dự phòng và chữa trị cảm mạo phế âm hư của người già.

3) Chữa bằng đắp thuốc.

Phủ đế do tân tán. Bạch hồ tiêu 7 hạt, chi tử 9g, đào nhân 7 hạt, hạnh nhân 7 hạt. Cả 4 vị rang khô làm thành bột, trộn với lòng trắng trứng thành  bột nhão, mỗi tối đắp lên lòng bàn chân trước khi ngủ.

Huyệt dũng tuyền lòng bàn chân là tỉnh huyệt túc thiếu âm, là cách chữa bệnh phế thận. Có tác dụng để chữa trị giảm hoả giữ âm của chứng cảm mạo phế âm hư

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình