Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Những thuốc thường dùng chữa cảm mạo thận âm hư.

1) Tang cúc cảm mạo phiến kết hợp dưỡng âm mạch an phiến. Tang cúc cảm mạo phiến là thuốc để chữa trị biểu chứng phong nhiệt (xem “Biểu chứng phong nhiệt”). Dưỡng âm mạch an phiến là thuốc để bổ can thận. Trong đó quy bản, miết giáp, sinh địa, nữ trinh tử bổ âm của can thận. Ngũ vị tử thu âm chặn mồ hôi. Hà thủ ô, câu kỳ tử nuôi tinh huyết của can thận. Sơn dược bổ âm của tỳ thận, bồi bổ tân dịch tiên thiên và hậu thiên. Đặc biệt là quy giáp, miết bản, sinh địa có tác dụng bổ âm hạ cốt, càng có lợi đối với âm hư phát sốt. Toàn bài thuốc rất công hiệu với người can thận âm hư gây nên nóng bức khó chịu, đau lưng mỏi gối, ra mồ hôi trộm, họng khô, váng đầu ù tai. Nếu kết hợp với tang cúc cảm mạo phiến, sẽ có tác dụng bổ âm giải biểu.

2) Thanh cảo miết giáo phiến. Là hình thức thuốc khác của thanh cảo miết giáp thang. Uống khi bị cảm mạo, có thể uống cùng với nước bạch vi, bạc hà.

3) Nước thanh cảo bạch vi uống với tư bổ can thận hoàn. Tư bổ can thận hoàn là loại thuốc gồm nhiều vị để bổ âm dưỡng huyết. Dùng sinh địa, nữ trinh tử, hạn liên tảo, ngũ vị tử là thuốc bổ thận âm. Đương quy, hà thủ ô là thuốc dưỡng huyết bổ gan. Bổ trợ có bắc sa sâm, mạch đông để dưỡng phế âm, bổ tạng ích thận, phù tiểu mạch để giữ mồ hôi, giúp khôi phục âm dịch. Dùng trần bì để lý khí hoà vị, không làm cho thuốc bổ âm ảnh hưởng đến dạ dày, dùng xuyên đạn làm mạnh lưng bổ thận. nếu can thận âm hư mà váng đầu, đau lưng, ra mồ hôi trộm, nóng bức khó chịu, lưỡi đỏ rêu ít, dùng thuốc này rất tốt. Phối hợp với thanh cảo, bạch vi để thấu biểu giải nhiệt, căn cứ vào bị nhiễm tà nặng hay nhẹ mà xác định lượng thuốc, để có tác dụng bổ thận sơ biểu đối với cảm mạo thận âm hư.

4) Nước tang diệp cúc hoa uống với đại bổ âm hoàn. Đại bổ âm hoàn là thuốc thừơng dùng để bổ âm giáng hoả. Dùng địa hoàng, quy bản là thuốc gốc bổ thận âm, tri mẫu, hoàng bách để thanh lọc và bổ âm giáng hoả; dùng tuỷ lợn để bổ tỳ thận và hạn chế tính đắng, táo của tri bách. Những người thận âm hư hoả vượng gây nên sốt vào buổi chiều, ra mồ hôi trộm, miệng họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch sổ vô lực, đều có  thể dùng được. Chu Đan Khê căn cứ vào lý luận “Âm thường không đủ, dương thường có thừa” mà làm ra bài thuốc này. Người về sau gọi bài thuốc này là “Thuốc viên đại bổ chân âm”. Phối hợp với tang diệp, cúc hoa để thanh giải biểu nhiệt, có cả hai tác dụng là bổ thận âm và thanh nhiệt tán phong.

5) Phong nhiệt cảm mạo xung tễ kết hợp nhị trí hoàn. Nhị trí hoàn là bài thuốc nổi tiếng để bổ âm của can thận. Dùng nữ trinh tử vị ngọt đắng mát để bổ can thận, ích tinh huyết, ô tu làm sáng mắt. Hạn liên tảo vị ngọt chua mát, để nuôi dưỡng can thận,có tác dụng lương huyết. Kết hợp cả hai, bổ mà không trệ, vừa bổ vừa thanh lọc, là loại thuốc tốt để bổ âm tinh của can thận. Uống cùng với phong nhiệt cảm mạo xung tễ thì càng thích hợp với người thận âm hư lại bọ cảm phong nhiệt

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình