Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cách chẩn đoán cảm mạo phế thận âm hư.

Chứng cảm mạo phế thận âm hư, phần nhiều gặp ở người bị hư tổn mãn tính, hoặc ở người sau thời kỳ bị sốt, âm dịch bị tổn thất, ảnh hưởng đến phế thận hoặc ở người bản thân gầy yếu, âm tân kém. Cơ thể âm hư, bên trong có nội nhiệt tồn đọng, nhiệt khí xông lên, lỗ chân lông hở, nên dẽ bị cảm ngoại tà. Nếu bị cảm phong ôn, cả hai dương đấu nhau, sinh ra sốt. Nếu cảm phòng hàn thì phần nhiều được nhiệt hoá. Nên chứng cảm phế thận âm hư biểu chứng phần nhiều nhiệt. tà làm tổn thương doanh vệ nên sốt sợ gió, kinh khí không thông nên đau đầu. nếu phế âm hư, thì sau khi bị cảm, làm tổn thương phế lạc nếu nhẹ thì ho hoặc khàn tiếng, nặng thì trong đờm có máu. Não là bể của tuỷ, nhĩ là cửa của thận, lưng là nơi chứa thận, nên thận âm kém, thì váng đầu ù tai lưng gối buốt mỏi. Phế thận âm hư, nội nhiệt dồn lại, buộc bài tiết dịch, nên miệng họng khô, ra mồ hôi trộm, gò má đỏ, người nóng bức khó chịu. Nội nhiệt âm hư sẽ biểu hiện mạch sổ, lưỡi đỏ. Ân hư hoả vượng, nên nam giới hay bị di tinh. Âm dịch bị hao tổn, nữ giới mất kinh hoặc lượng kinh nguyệt ít. Chứng này thuộc loại âm hư lao nhiệt bị cảm ngoại tà, biểu hiện lâm sàng tóm lại như sau:

Chứng chủ yếu:

a) Sốt sợ gió, đau đầu.

b) Ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có máu, miệng họng khô.

c) Lưng gối mỏi buốt, người khó chịu.

d) ra mồ hôi trộm, gò má đỏ.

Chứng thứ yếu:

a) Váng đầu mệt mỏi, tai ù, khàn tiếng.

b) Có khi bị di tinh, hoặc lượng kinh nguyệt ít.

Lưỡi mạch: chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có; mạch phù sổ vô lực hoặc tế sổ.

Nếu đủ các chứng chủ yếu a, b, c hoặc a, c, d hoặc a, d với chứng thứ yếu a hoặc a, c hoặc chứng thứ yếu b kèm theo lưỡi mạch điển hình, thì có thể chẩn đoán là cảm mạo phế thận âm hư

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình