Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Luận chứng chữa trị cảm mạo phế thận âm hư.

Âm, hư bị ngoại cảm, không thể đơn thuần dùng cách phát tán, nếu lạm dụng làm toát mồ hôi, nhưng tân dịch không bị tổn thương nhiều thì âm dịch càng suy, bệnh sẽ nặng lên. Phế thận âm hư lại bị cảm ngoại tà thì chữa trị phải chú ý cả hai, không được chỉ lệch về một bên. Nên xem xét kỹ cân nhắc giữa âm hư và ngoại tà bên nào nặng bên nào nhẹ, để chọn thuốc và liệu lượng cho thích hợp.

Âm hư bị ngoại cảm, nếu không bổ âm, thì không thể có mồ hôi. Cơ thể âm suy, nếu không dưỡng âm, bổ sung dịch, thì không thể tưới cho da lông để củng cố biểu. Bở vậy đối với chứng này phải chọn những thứ nổ âm thận như sinh đại, sa sâm, huyền sâm. Người xưa nói: “Giữ được một chút tân dịch thì sẽ có một chút sinh cơ”, đối với ôn bệnh chỉ đơn thuần phong tà xâm phạm biểu đã là như vậy, thì đối với âm hư bị ngoại cảm lại càng phải làm như vậy. Trương Cảnh Nhạc đời nhà Minh nêu ra thuyết bổ âm đề làm mồ hôi, như dùng nước ma quế cho thêm thục địa, đương quy cho thêm hoàng kỳ. Nhưng những vị này ít được mọi người sử dụng rộng rãi. Có khi chỉ phát mà không bổ, hoặc chỉ bổ mà không phát, đều không vận dụng được cách này. Ngoài ra người cơ thể âm hư nên hạn chế tình dục, tránh chất cay, tránh nhiều chất béo, nên ăn uống đạm bạc, cũng là điều rất quan trọng, nếu không khó khỏi bệnh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình