Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Phương pháp vắt sữa dê ra sao?

Tính dê không đằm, ít khi chịu đứng yên một chỗ. Khi vắt sữa tuy không phải cột dây ở chân sau hay cho vào chuồng ép như bò sữa, nhưng nếu không biết cách để cầm giữ cho dê đứng yên thì... sữa vắt ra được bao nhiêu dễ bị hất đỗ tung toé hết bấy nhiêu.

Bầu sữa vốn là nơi dễ tạo nên sự mẫn cảm, mà khi đã bị nhột nhạt thì dê không bao giờ chịu đứng yên cho ta vắt sữa, dù thời gian chỉ năm bảy phút mà thôi.Vì vậy, từ khi dê cái còn sữa tơ, hằng ngày lợi dụng lúc tắm chải ta nên vuốt ve bầu vú cho dê quen dần đi, mà không cảm thấy nhột nhạt nữa. Những lần, đầu khi chạm tay vào bầu vú, dê sẽ hốt hoảng nhảy cỡn hai chân sau lên, không hẳn vì nhột mà vì sợ hãi nữa... Từ lúc dê cấn chửa, sự vuốt ve bầu vú và núm vú nên làm thường xuyên hơn. Nhờ đó mà sau này dê mẹ mới chịu đứng yên cho ta vắt sữa.

Tuy dê sống ở trên mặt sàn chuồng tương đối sạch sẽ (vì được quét dọn hàng ngày), nhưng trước khi vắt sữa, (có thể vắt ngay tại chuồng hay dẫn dê đến một khoảng sân, vườn khô ráo, sạch sẽ cạnh đó) ta nên có những bước chuẩn bị kỹ như sau: cột dê vào sát vách chuồng hay vào trụ rào để dê bớt giãy giụa. Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm để lau sạch bầu vú và núm vú. Bàn tay của người vắt sữa cũng phải rửa bằng xà bông và lau khô với khăn sạch. Dụng cụ vắt sữa như ca lớn hay sô nhỏ cùng khăn lượt sữa, cùng các chai, bình đựng sữa cũng được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng bằng nước sôi, phơi ngoài nắng nhiều giờ... Càng chuẩn bị kỹ như vậy thì sữa đến tay người tiêu dùng mới bớt nhiễm khuẩn!

Mọi việc đã chuẩn bị đâu đó xong xuôi, người vắt liền đến ngồi xổm một bên hông dê (thuận tay bên nào thì ngồi bên hông đó), rồi giở một chân sau của dê lên kẹp chặt vào khuỷu chân của mình, để bắt buột cho dê đứng yên cho ta vắt sữa. Việc này, với người quen việc thì họ thao tác nhanh gọn và không mỏi mệt, nhưng với ai mới vào nghề chưa kinh nghiệm thì không tránh được sự luống cuống và mỏi chân (do phải ngồi xổm trong thế vặn người mươi lăm phút). Trong trường hợp nếu có một người phụ giúp giữ chặt hai chân sau của dê mẹ thì việc vắt sữa sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn.

Trước khi vắt sữa một là thả dê con ra thúc vú cho dê xuống sữa,hai là tự người vắt dùng tay vuốt ve trên lưng và bụng dê, và nhất là bầu vú để kích thích cho dê xuống sữa nhanh.

Dù dê mẹ có giãy giụa ta cũng tuyệt đối không được nạt nộ, đánh đập, hoặc có hành động thô bạo nào khác vì như vậy dê sẽ nín sữa luôn! Coi như cữ vắt sữa thất bại hoàn toàn.

Có hai cách vắt sữa dê: vắt vuốt và vắt nắm.

Vắt vuốt là dùng trong trường hợp dê có núm vú ngắn, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt vào phần trên của núm vú, trong khi phần bàn tay và ba ngón còn lại phụ lực vào để vuốt sữa xuống. Cứ vuốt độ năm mươi lần thì mạnh tay thúc bầu vú lên một lần để dê xuống sữa đều đặn hơn. Dê có núm vú ngắn vắt không sướng tay, mà dê thường nín sữa khó lòng vắt cạn kiệt được.

Vắt nắm dùng trong trường hợp dê có núm vú lớn và dài, vừa vặn nắm gọn trong tay. Vắt theo cách này là dùng cả bàn tay nắm gọn núm vú, rồi dùng lực ngón tay, ngón trỏ cùng bàn tay bóp mạnh vào bầu sữa mà vuốt xuống. Cứ bóp vuốt rồi buông, sau đó lại lặp lại ngay mọi thao tác đó, sao cho nhịp nhàng sữa mới ra nhiều.

Dù vắt hay vuốt nắm, khi vắt núm vú nào trước ta nên vắt cho thật cạn kiệt, sau đó mới vắt sang núm vú còn lại. Khi núm vú sau này cạn sữa thì núm vú trước đó sữa đã xuống căng phồng. Ta lại vắt tiếp, vắt qua vắt lại khoản ba bốn lần thì sữa mới cạn kiệt hết. Trừ trường hợp phải chừa ít sữa cho dê con bú vét thì phải chừa lại một phần

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình