Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Cách chẩn đoán cảm mạo khí âm lưỡng hư.

Chứng bệnh này ngoài bản thân đã có khí âm lưỡng hư, còn do thầy thuốc dùng nhầm các thuốc ôn nóng làm hao tổn âm khí, hoặc gia đình để lỡ thời cơ chữa trị khiến tà nhiệt hãm lại lâu gây nên khí âm lưỡng hư do ngoại cảm. Do khí âm kém, biểu vệ không được bảo vệ, doanh vệ bất hoà, kinh khí không thông thoát, nên sợ rét phát sốt, đau đầu đau mình. Phế khí hư thì tự ra mồ hôi, phế âm hư thì ra mồ hôi trộm, tâm khí kém nên thở gấp, mệt mỏi lười nói. Vị âm hư nên khát thích uống. Âm hư nội nhiệt nên gan bàn tay chân nóng, miệng họng khô. Phong hàn bức ở ngoài, khiến chảy nước mũi, sau khi cảm phong hàn, mũi bị ngạt, nước mũi càng nhiều. Lưỡi mạch có hiện tượng khí âm đều hư, biểu tà không giải được. Biểu hiện lâm sàng của chứng này là tóm lại như sau:

Chứng chủ yếu:

a) Sợ rét phát sốt, đau đầu đau mình.

b) Thở gấp, ra mồ hôi, gan bàn tay, bàn chân nóng.

Chứng thứ yếu:

a) Chảy nước mũi loãng, miệng họng khô.

b) Mệt mỏi ngại nói, miệng khát thích uống.

Lưỡi, mạch: Chất lưỡi đõ, ít rêu hoặc không rêu hoặc bóc ra thành mảng; mạch phù tế sổ vô lực.

Nếu có các triệu chứng chủ yếu a, và lưỡi mạch điển hình, hoặc chứng chủ yếu a và chứng thứ yếu a, b cộng với lưỡi mạch điển hình, đều có thể chẩn đoán là chứng cảm mạo khí âm lưỡng hư

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình