Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Những cách và thuốc chữa trị cảm mạo khí âm lưỡng hư.

Nguyên tắc chữa trị cảm khí âm lưỡng hư là bổ khí dưỡng âm giải biểu. Thuốc chữa chính như sau:

1) Trúc diệp thạch cao thang. Bệnh này là do sau khi bệnh dư nhiệt không hết, khí âm đều tổn thương. Nếu cơ thể khí âm đều tổn thương, mà bị cảm tà của phong nhiệt hoặc thừ nhiệt thì phải dùng đến thuốc này để chữa cả hai. Dùng trúc diệp, thạch cao là thuốc thanh nhiệt thấu biểu. Nhân sâm, mạch đông là thuốc bổ khí sinh tân. bán hạ để hoà vị giáng nghịch, vị này tuy nóng, nhưng phối hợp với thuốc thanh nhiệt sinh tân.

Bán hạ để hoà vị giáng nghịch, vị này tuy nóng, nhưng phối hợp với thuốc thanh nhiệt sinh tân, có thể vận chuyển được khí huyết làm tỳ khí hoạt động, sinh tân nhưng không làm béo. Cam thảo, gạo tẻ giúp cho bổ khí, dưỡng vị hoà trung. Toàn bài thuốc tán phong thanh nhiệt bổ khí dưỡng âm, thích hợp vối các chứng ngoại cảm phong nhiệt chưa hết, khí âm cả hai bị thương tổn chưa được khôi phục.

2) Nhân sâm bạch hổ gia nguyên sâm thang. Tức nhân sâm bạch hổ thang cho thêm nguyên sâm, mạch môn đông mà thành. Trong đó nhân sâm bổ khí sinh tân, nguyên sâm, mạch môn đông dưỡng âm thanh nhiệt. Thạch cao, tri mẫu thanh nhiệt giải độc. cam thảo, gạo tẻ dưỡng vị hoà trung. Bài thuốc có công hiệu đối với chứng khí âm lưỡng hư, nhiệt tà thắng thế, lý nhiệt lại nặng ở biểu nhiệt, triệu chứng lâm sàng phất sốt hơi sợ gió rét, thở hổn hển, miệng khát, lưỡi đỏ rêu ít, mạch phù đại sổ vô lực, có tác dụng ích khí dưỡng âm thanh nhiệt giải độc.

3) Nước bổ âm ích khí. Biến dạng của bổ trung ích khí thang. Trong đó nhân sâm, thục địa, đương quy, sơn dược để bổ âm ích khí dưỡng huyết. Thăng ma, sài hồ sơ phong giải biểu. Trần bì lý khí hoà trung, thúc đẩy nguồn sinh khí huyết. cam thảo, sinh địa điều hoà doanh vệ. Bài thuốc này chữa trị chứng mỏi mệt tổn thương khí, khí không sinh được tân, khí âm kém dẫn đến chính hư để tà xâm nhập. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt nóng rét lâu không khỏi.

4) Thự dư hoàn. bài thuốc nổi tiếng chữa trị người hư lao kém, sinh bách bệnh phong khí trong “Kim quỹ yếu lược”, “hư lao kém là chỉ khí huyết âm dương đều hư, bách bệnh phong khí là chỉ các loại bệnh do phong bên ngoài gây nên. Thích hợp với người khí âm lưỡng hư, bị cảm phong hàn, có triệu chưng sợ rét sốt, đau đầu đau mình, thở yếu mất sức, mệt mỏi không muốn ăn, mạch phù tế sổ. Trong đó dùng thự dư (sơn dược), nhân sâm, bạch truất, phục linh, cam thảo, can khương để bổ khí cho tỳ vị. Khúc và đậu quyên giúp tiêu hoá bổ mà không đầy. Đương quy, địa hoàng, thược dược, xuyên khung, mạch đông, a giao đề bổ âm huyết. Quế chi, sài hồ, phòng phong, bạch liễm thăng dương đạt biểu, trừ phong tà. hạnh nhân, cát cánh điều hoà phế khí, giúp cho giãn nở. Đại táo dưỡng vị sinh tân, dùng riệu giúp sức cho thuốc. Tuy mọi bệnh phong khí chưa thể chữa được, nhưng có tác dụng dưỡng chính khí làm phong khí tự mất. Thuốc này bổ cả khí huyết, điều lý tỳ vị, nên có tên là thự dư hoàn.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình