Cảm mạo khí âm lưỡng hư là do hai nhân tố tà biểu chưa giải và khí âm suy hư gây nên. Chứng này tuy tồn tại tà biểu, nhưng không thể hiện thực chứng đơn thuần, triệu chứng lâm sàng cần phải chú ý phân biệt. Đối với người bị sốt nhẹ không rõ nguyên nhân, phải chú ý phân biệt. Đối với người bị sốt nhẹ không rõ nguyên nhân, phải chú ý xem có biểu chứng hay không, không được coi sốt bên trong chữa bằng cách trị ngoại cảm. Chứng này cần phải làm rõ xem nặng về khí hư hay nặng về âm hư, tà biểu là phong hàn hay phong nhiệt. Nói chung nặng về khí hư phần nhiều do phong hàn, nặng về âm hư phần nhiều do phong nhiệt. Người bị phong hàn phần nhiều chuyển thành thương tổn phế tỳ, người bị phong nhiệt, thì dễ thương tổn phế thận.
Chữa trị bệnh này cần phải trừ ngoại tà lại phải phù trợ khí âm, cả hai không được nặng về bên nào. Nhưng ứng dụng trên lâm sàng, lại phải căn cứ vào trường hợp khác nhau giữa chính hư và tà thực để chữa trị. Nếu chính hư nặng, thì nên phù chính đạt tà, nếu tà thực nặng thì nên khử tà giúp chính. Nhưng nếu chính hư rất nặng mà biểu tà lại nhẹ, chính khí không đủ sức để khử được ngoại tà, thì có thể trước tiên phù chính sau đó mới khử tà. Tóm lại, phù chính và khử tà, có trước có sau hoặc làm đồng thời, phải căn cứ vào triệu chứng mà áp dụng. Vì việc dùng thuốc, bất kể tình hình chính hư tà thực thế nào thì bồi bổ cũng không được quá béo quá nhiều, làm tán giãn ra không được quá cay nóng. Quá bổ béo, cay nóng là điều tối kỵ để chữa loại bệnh này |