Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Cách ăn uống để chữa trị cảm mạo khí âm lưỡng hư.

1) Cháo sơn dược. Sơn dược tươi 100g, ngọc trúc 30g, gạo tẻ 50g, hành trắng 10 nhánh, sinh khương 10 lát. Cho sơn dược, ngọc trúc vào nồi, cho 500cc nước, đun 15-20 phút rồi bỏ bã, cho gạo tẻ vào đun thành cháo. rồi cho hành đã thái khúc và gừng, đun tiếp để sôi vài lần là được. Ăn nóng, không ăn gừng. Sơn dược ngọc trúc, gạo tẻ có tác dụng bổ khí dưỡng âm kiện kỳ, hành, gừng tân ôn giải biểu, khử phong tán hàn. Cháo này thích hợp với người khí âm lưỡng hư bị cảm phong hàn không nặng.

2) Chè xanh bạc hà. Chè xanh bạc hà. Chè xanh 10g, bạc hà 10g, đẳng sâm 10g, hoàng tinh 10g. Cho chè, bạc hà vào ấm trà. Lấy đẳng sâm, hoàng tinh cho vào nồi cho nước 500cc đun khoảng 20 phút, bỏ bã, lấy nước đó đun sôi rồi đổ vào ấm trà đậy vung để khoảng 10 phút là uống được. Chè xanh vị ngọt đắng hơi hàn, bạc hà vị cay mát, cả hai hợp lại có thể trừ phong tán hàn, đẳng sâm, hoàng tinh bổ khí dục âm. Loại chè này có tác dụng chữa trị đối với người khí âm lưỡng hư bị cảm phong nhiệt, cũng có tác dụng đề phòng cảm mạo.

3) Liên tử thanh bổ thang. Liên tử 50g, hủ trúc 100g, một ít rau, thịt lợn nạc 100g. Nấu thành canh để ăn. Liên tử bổ khí ngũ tạng, hủ trúc thanh phế dưỡng vị, phát thái giúp cho thanh nhuận, thịt lợn nạc có tác dụng bổ dưỡng mạnh. cả 4 vị, thanh nhiệt mà không tổn thất khí, dưỡng âm mà không quá béo, đúng là món ăn cho người khí hư kém.

4) Canh long nhãn nấu tây dương sâm. Long nhãn nhục 24g, tây dương sâm 6g, đường phèn vừa đủ. Cho long nhãn, sâm và đường trộn đều, đựng trong bát, hàng ngày hấp vào nồi cơm, ăn khi đói 1 lần hết, liên tục 9 ngày, ăn thường xuyên cũng rất tốt. Long nhãn ngọt tính bình, là thuốc dưỡng huyết an thần. Tây dương sâm, vị ngọt, đắng, mát, là thuốc tốt để bổ khí bổ âm. cả hai hấp lên để ăn rất công hiệu đối với người khí âm lưỡng hư.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình