Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cách chẩn đoán chứng hư thoát dương khí trong cảm mạo.

Người bị bệnh cảm mạo nếu bị ngoại tà, thể chất khoẻ mạnh thì thường chỉ vài ngày chữa khỏi. Nhưng có số ít bệnh nhân, do tâm khí hư, nên cảm tà tương đối nặng, thừa dịp tấn công vào phổi đọng lại vài ngày, rồi từ đó chuyển sang tim, lại thêm lạm dụng cách làm toát mồ hôi, làm cho doanh không giữ được mà theo ra ngoài, nên mồ hôi ra càng nhiều thì càng mất khí, khí càng mất thì dương càng suy. Vì vậy, sẽ xuất hiện chứng hư thoát dương khí. Loại cảm mạo “nhỏ nhặt” này lại trở thành chứng có thể chết người, người xưa cũng đã bàn đến rất sớm. Trương Trọng Cảnh đời Đông hán trong chương “Mạch chứng và chữa trị bệnh  thái dương của thương hàn luận”, đã nhiều lần khuyên mọi người biểu chứng không được làm ra mồ hôi quá nhiều, nếu không sẽ biến chứng thành tử vong, và đã đặc biệt làm ra một số thuốc có chứa nhân sâm, can khương, phụ tử để dùng khi cần thiết. Ngô Trừng nhà Thanh trong “Bất cư tập” đã viết “Ngoại cảm chí hư luận” trong đó nói rõ “Người cơ thể hư, bị cảm mà lạm dụng cách ra mồ hôi, cho nôn, khi bị nặng sẽ tổn thương, biến chứng rất nhanh, nhẹ thì nguyên khí tổn thương, hoặc bệnh kéo dài nhiều ngày, nên cần hết sức lưu ý”. Ở đây nói thể hư, là nguyên nhân quan trọng làm cho bệnh cảm mạo đột nhiên trở nên nguy hiểm, mà lạm dụng cách làm ra mồ hôi là nguyên nhân dẫn đến biến chứng. Tục ngữ y học có câu “thương hàn dễ chết ở người hư, thương phong thì dễ mang dương chứng”. Người hư ở đây là chỉ nguyên khí kém, mạch khí không có gốc, là gốc của bệnh. Mang dương chứng là thời cơ bệnh. Nói cụ thể là bệnh nhiệt ngoại cảm có thể khí hư không hồi phục mà lại chuyển thành chứng tử vong do hư dương vượt quá ra ngoài.

“Mồ hôi là dịch ở tim”. Biểu chứng dùng cách ra mồ hôi, tuy là cách chữa trị lớn để giải biểu khử tà, nhưng mồ hôi ra quá nhiều, lại hao tổn tâm âm và tâm dương. Lúc này ra nhiều mồ hôi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thoát dương. Dương là chủ của sinh phát, chủ sự ấm áp, là động lực công năng của phủ tạng. tác dụng đối với cơ thể như “Tố vân. Sinh khí thông thiên luận” đã ghi: “Dương khí, như trời và ngày, mất một thứ thì sống chết không được rõ”. Do tâm dương hư thoát, lại bị độc tà xâm nhập, nên tổn thất thận dương, xuất hiện một loạt chứng suy bại dương khí. Tay chân không có dương khí nuôi dưỡng nên bị lạnh. Vệ khí không được củng cố, khe hở không kín, âm dịch mất chỉ huy, nên mồ hôi dầm dề. Dương khí suy hư nên sắc mặt trắng bệch, đờ đẫn, không có thần sắc. Dương khí tâm thận không đủ làm cho máu không nuôi được tim nên tim bị rối loạn. Dương khí quá yếu, nên khó thúc đẩy máu vận hành, làm khí hư huyết đọng, khiến lưỡi tím đen. Có khi lưỡi dày trơn, mạch yếu muốn tắt, là dấu hiệu dương vong.

Biểu hiện lâm sàng có thể tóm tắt như sau:

Chứng chủ yếu:

a) Trước tiên có triệu chứng ra mồ hôi hàn nhiệt do cảm mạo.

b) Tiếp theo tim hồi hộp, tức ngực, thở gấp, ra nhiều mồ hôi, sợ rét, mạch sổ hoặc kết đái.

c) Mồ hôi ra dầm dề, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, mắt đờ đẫn, tim rối loạn muốn thoát, sợ rét thích nằm.

Chứng thứ yếu: ho, đau ngực, hoặc đại tiện tự ra, nói thều thào, nhưng tinh thần vẫn tỉnh táo.

Lưỡi, mạch: Lưỡi phình to, chất lưỡi tím đen, rêu xám, trắng trơn, ướt; Mạch trầm hơi nhỏ sổ, lúc có lúc không.

Nếu đủ các chứng chủ yếu a, b, c hoặc a, c và có lưỡi mạch điển hình thì có thể chẩn đoán là chứng hư thoát dương khí. Nếu chỉ có chứng chủ yếu a, b hoặc chứng chủ yếu a kèm theo chứng thứ yếu và hiện tượng lưỡi, mạch tế sổ là dấu hiệu sắp thoát dương

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình