Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Các cách và thuốc chữa trị chứng hư thoát dương khí trong cảm mạo.

Nguyên tắc chữa trị chứng hư thoát dương khí trong cảm mạo là hồi dương cứu nghịch, ích khí cố thoát, giúp cho hoạt huyết hoá ứ. Thuốc chủ trị như sau:

1) Sâm phụ thang. Thuốc dùng trước tiên để cấp cứu chứng hư thoát dương khí. Trường hợp nguy cấp nghiêm trọng, nếu không dùng nhiều vị ngọt, nóng thì khó giữ được thoát dương, thì phải dùng nhiều nhân sâm, đại bổ khí của tỳ phế, tỳ là nguồn của khí, phế là chủ của khí, nếu khí vượng, bên ngoài có thể làm ấm da, giữ được mồ hôi, bên trong có thể lưu thông huyết, phấn chấn tinh thần. Nếu dương khí suy yếu mà không có các vị đại tân đại nhiệt thì khó có thể khôi phục được  dương đã thất tán, bởi vậy phải dùng phụ tử là vị thuốc đại tân đại nhiệt để bồi bổ mệnh môn, làm ấm 12 kinh mạch, dương khí mệnh môn được khôi phục, thì dương của toàn thân được phấn chấn. Sâm nhung và phị tử phối hợp, trên có thể giúp tâm dương bổ phế khí, dưới có thể ấm mệnh môn bổ thận khí, ở giữa làm ấm tỳ vị. Nếu cả hai khí đều được bổ sung, dương khí được phục hồi, thì tự nhiên cứu được sinh mệnh . Nếu mồ hôi ra không dứt, có thể cho thêm long cốt, mẫu lê, hành sâm phụ long mẫu thang, cũng là thuốc thường dùng để cấp cứu khi bị thoát dương. Nếu đại tiện không cầm được, có thể thêm bạch truật để ôn tỳ, thành bài thuốc sâm phụ bạch truật. nếu tim hồi hộp nhiều, có thể thêm mạch môn đông, ngũ vị tử, thành bài thuốc sâm phụ sinh mạch tán.

2) Cấp cứu hồi dương thang. Bài thuốc này có tác dụng hồi dương cấp cứu, hoạt huyết hoá ứ. Dùng nhân sâm phụ tử để ôn dương ích khí. Can khương, bạch truật, cam thảo để ôn trung kiện tỳ. Năm vị thuốc này đều là bài thuốc tứ nghịch gia nhân sâm thang của “Thương hàn luận” có thêm bạch truật, là bài thuốc nổi tiếng để cấp cứu hồi dương. Vì dương hư nên dễ gây huyết ứ, nên dùng hai vị đào nhân, hồng hoa để hoạt huyết hoá ứ, làm thông khí huyết, không nên vì hư mà bỏ không dùng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình