Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Phân biệt chứng hư thoát dương khí trong cảm mạo với các chứng tương tự khác.

Chứng thoát thường chia ra: thoát khí, thoát huyết, thoát dương (dương vong), thoát âm (âm vong), đều là các chứng nguy hiểm, cứu chữa không kịp thời, thường nguy hiểm đến tính mạng. Cần phải chú ý phân biệt.

Chứng thoát dương là triệu chứng nguy hiểm, dương khí trong cơ thể suy yếu cực độ dương hư muốn thoát ra ngoài. Có đặc điểm là mồ hôi ra dầm dề, tinh thần đờ đẫn, lạnh nhạt, da lạnh, chân tay lạnh, thở yếu, sắc mặt trắng nhợt, mạch muốn mất. Thường do bị cảm âm hàn, tà khí quá mạnh làm dương khí tổn thương lớn, hoặc dùng cách làm ra mồ hôi quá nhiều gây nên. Khi bị cảm nhất là cơ thể hư bị cảm không được chữa trị hoặc chữa nhầm, giữ gìn không thoả đáng dễ gặp trường hợp này. Phát bệnh bất ngờ, tiến triển nhanh nên gọi là hư thoát, rất hay gặp là chứng hư thoát cảm mạo.

Chứng khí hư thoát là sự phát triển từ chứng khí hư hoặc không giữ được khí, phần nhiều gặp ở thời kỳ nghiêm trọng của bệnh mãn tính, trong quá trình phát triển của bệnh ngoại cảm, cũng có khi do không kịp thời điều trị hoặc điều trị sai lầm mà dẫn đến thoát khí, thường gặp là hô hấp yếu mà không theo quy luật, hôn mê, mồ hôi ra không dứt, mắt nhắm, miệng mở, tay chân mềm nhũn, không giữ được đại tiểu tiện, mạch tượng yếu. Thoát khí có đặc trưng là hơi thở yếu dần muốn hết, còn thoát dương thì cơ thể lạnh, tay chân mất cảm giác, các biểu hiện khác tương tự như nhau, thường xuất hiện liên tục hoặc kế tiếp nhau, nên thường gọi là “Hư thoát dương khí”. Chứng thoát âm là triệu chứng nguy hiểm do âm dịch trong cơ thể suy yếu nghiêm trọng muốn cạn kiệt. Có đặc điểm là mồ hôi toát ra như dầu, mùi vị mặn dính, cơ thể ấm, người nóng bức khó chịu, miệng khát muốn uống, nước giải ít, mặt đỏ, môi lưỡi khô, mạch tế sổ. Có thể phát sinh trên cơ sở bệnh kéo dài không hạ, hoặc dùng cách làm nôn và ra mồ hôi khiến âm dịch cạn kiệt. So với thoát âm thì thoát dương cơ thể ấm, mồ hôi nóng dính, mặt ửng đỏ, nóng bức, mạch sổ. Còn thoát dương cơ thể lạnh, mồ hôi lạnh loãng, sắc mặt trắng bợt, mê mệt, mạch chậm, trên lâm sàng cần phải phân biệt chuẩn xác kịp thời, để tránh chữa trị nhầm lẫn, gây nên tử vong.

Chứng thoát huyết phần nhiều gặp ở trường hợp mất máu kéo dài hoặc ra nhiều máu, có đặc điểm sắc mặt trắng bợt, choáng váng hôn mê, tim hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch yếu hoặc ngắt quãng. Tuy thường kèm theo thoát khí, thoát dương, nhưng trong cảm mạo ít gặp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình