Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cách ăn uống để phòng và chữa chứng hư thoát dương khí trong cảm mạo.

1) Nước sâm hạt sen. Sâm phôi sống 5g, hạt sen bỏ tâm 10 hạt, đường phèn 25g. Sâm thái nhỏ cùng với hạt sen cho vào bát ngâm trong nước rồi cho đường phèn, hầm cách thuỷ độ 1 giờ, uống nước ăn hạt sen. Sâm giữ lại dùng lần sau, cho hạt sen, đường phèn và nước như lần trước, hấp lên uống lại. Sâm phơi sống có thể dùng liên tục 3 lần, cuối cùng ăn cả sâm. Bài thuốc này thích hợp với người bị cảm ra mồ hôi quá nhiều, mình lạnh sợ rét, nhưng chưa vào giai đoạn thoát dương. Có tác dụng bổ khí kiện tỳ sinh tân và đề phòng thoát dương.

2) Cháo hoàng kỳ: Sinh hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 100g, quất bì 3g, đường đỏ vừa đủ. Hoàng kỳ sắc lên lấy nước rồi cho gạo tẻ, khi thành cháo cho quất bì, đun qua rồi cho đường đỏ, mỗi ngày ăn 2 lần. Dùng cho người cảm mạo khí hư, những người hay toát mồ hôi sợ gió, sốt không cao, có thể uống thường xuyên. Có tác dụng bổ khí cố biểu kiện tỳ và đề phòng thoát khí.

3) Đương quy, sinh khương, dương nhục thang.

Thịt dê nạc 100-200g, sinh khương 60g, hành 10g, đương quy 15g. Trước tiên thái thịt dê thành miếng, xào qua bằng dầu, cho 1.000cc nước dùng, rồi thêm gia vị, đun khoảng 30 phút, cho thêm ít muối ăn, sau khi chín kỹ ăn thịt uống nước, cho ra mồ hôi. Ăn xong phải tránh gió 2-4 tiếng. Món này chủ trị người bị cảm mạo dương hư, nhất là cảm phong hàn sau khi đẻ, cả với người thường hay bị cảm, không chịu được gió rét. Có tác dụng bổ hư ôn trung, hoạt huyết khử ứ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình