Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
U tụy là gì? Phương pháp điều trị?

 

PHÂN LOẠI CHUNG

Về mô học, có thể phân loại các u tụy như sau:

 

Các u tụy ngoại tiết

Các u tụy nội tiết

Ác tính

- Ung thư biểu mô tuyến (adenocacxinom)

- Ung thư biểu mô nang tuyến

- U insulinom

- U gastrinom

- U glucagonom

- U vipom

- U somatostinom

- Các u nội tiết khác

 

 

Lành tính

- U tuyến (adenom)

- U nang tuyến (cystadenom)

 

CÁC U TỤY NGOẠI TIẾT

Ung thư biểu mô tuyến

Ung thư biểu mô tuyến phổ biến nhất trong các loại u của tụy.

Là một loại ung thư nặng, có tiên lượng rất xấu vì khó chẩn đoán được sớm ở giai đoạn hữu ích và lan rộng, di căn nhanh. Xảy ra nhiều hơn ở người lớn tuổi (55 - 70 tuổi)) và ở nam giới, chiếm khoảng 90% ung thư tụy, khoảng 10% các ung thư tiêu hóa, 3% ung thư nói chung và tần xuất đang có xu hướng tăng rõ ở các nước công nghiệp. Bệnh căn chưa rõ, nhưng các yếu tố gây ung thư chính được nêu lên là:

Nghiện thuốc lá: tần xuất của bệnh cao gấp 2 đến 5 lần so với người không nghiện.

Chế độ ăn quá nhiều thịt, nhiều mỡ, thói quen uống cà phê quá đặc, rượu.

Bệnh đái đường: tần xuất gặp 2 lần so với người bình thường.

Bệnh viêm tụy mạn vôi hoá.

Tiếp xúc do nghề nghiệp bới một số hoá chất công nghiệp như bêta naphtylamin, benzidin. Các nitrat dùng để bảo quản thịt (tạo thành nitrosamin trong ống tiêu hóa).

Trạng thái sau cắt túi mật (làm tăng sự hồi lưu của các chất gây ung thư chứa trong dịch mật vào ống tụy).

Yếu tố gia đình cũng dược nêu lên

Ung thư biểu mô tuyến tụy khu trú nhiều nhất ở đầu tụy (65%) ở cả thân tụy và đuôi tụy (30%) và chỉ 5% ở riêng đuôi tụy. Nhìn đại thể là một khối u chắc cứng, màu vàng nhạt, không đều, nhiều khi khó phân biệt với viêm tụy mạn. Trong rất ít trường hợp, khối u mềm, dạng na hoặc nang.

Triệu chứng lâm sàng

Chủ yếu là đau bụng, gặp ở 60 - 80% trường hợp. Giai đoạn đầu: đau ở mức độ vừa, nhưng kéo dài hàng tuần lễ, ăn vào đau tăng lên. Giai đoạn sau khi khối u đã lan sang các khu vực thần kinh sau tụy, đau thay đổi, tính chất: đau dữ dội và kéo dài, thường đau vùng thượng vị, xuyên ra sau lưng, các thuốc kháng axit không có tác dụng, trái lại các loại thuốc giảm đau có chất aspirin làm giảm đau phần nào. Bệnh nhân thường sợ ăn và nằm úp sấp vì ăn mà nằm ngửa làm đau tăng.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, triệu chứng đau bụng không rõ, nhất là ung thư đầu tụy, 1/3 trường hợp không đau và vàng da là triệu chứng đầu tiên.

Vàng da gặp trong 40 - 70% trường hợp. Có thể xuất hiện sớm ở ung thư đầu tụy, nhất là khi ở khu vực bóng Vater. Vàng da xuất hiện không có tiền triệu, đậm màu nhanh, trở thành màu vàng xanh, không sốt, kèm theo ngứa toàn thân, nước tiểu vàng đậm, phân bạc màu, v.v... Ở ung thư thận và đuôi tụy, vàng da xuất hiện muộn hơn, sau một thời gian dài đau bụng, thường báo hiệu có di căn vào gan.

Rối loạn tiêu hóa, suy nhược, sút cân nhanh: có thể có hiện tượng phân mỡ, kém hấp thu, hay gặp những biểu hiện rối loạn tâm thần, rất bi quan lo lắng.

Khám thực thể: khám gan thường to trong 45 - 80% trường hợp, có thể do ứ mật hoặc di căn ở gan. Ở ung thư đầu tụy, thường vàng da đậm và nắn thấy một túi mật căng to, bở tròn nhẵn, di động theo nhịp thở (dấu hiệu Courvoisier - Terrier). Đây là một dấu hiệu có giá trị chẩn đoán cao nhưng không bắt buộc (chỉ gặp ở 1/3 số u đầu tụy và 19% u thân, đuôi tuy. Lách to trong 5 - 15% trường hợp.

Trường hợp u ở thân và đuôi tụy, nhiều khi nắn được ở thượng vị một khối u chắc (40 - 50%) và đôi khi nghe được một tiếng thổi tâm thu ở vùng quanh rốn do khối u chèn vào tĩnh mạch lách..

Nói chung, ung thư này là một bệnh khó chẩn đoán. Cần nghĩ đến khả năng này khi đứng trước một bệnh nhân khoảng 50 tuổi trở lên, có một vài triệu chứng mà nguyên nhân không rõ như: gầy sút cân nhanh, đau bụng kéo dài, đau xuyên sau lưng, vàng da ứ mật, hoặc đái đường xuất hiện đột ngột ở người lớn tuổi mà không có biểu hiện béo phì hoặc tiền sử gia đình.

Các biện pháp cận lâm sàng giống các biện pháp sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm tụy mạn (xem bài: viêm tụy mạn).

Kết quả thường gặp

Trong ung thư đầu tụy, các xét nghiệm thường cho thấy một hội chứng vàng da do tắc mật như: bilirubin và phosphataza kiềm trong máu tăng, nước tiểu nhiều bilirubin mà không có urobilin, phân không có stercobilin. Đường máu, cholesterol, lipit toàn phần thường tăng. Amilaza và kipaza guyết có thể tăng cao. KJháng nguyên ung thư biểu mô bào thai (carcino embryonic antigen CEA) cũng thường tăng, nhưng không đặc hiệu và chỉ tăng ở giai đoạn muộn.

Hút dịch tụy để định lượng bicarbonat và các men tụy thường cho thấy chứng suy giảm ngoại tiết của tụy. Xét nghiệm tế bào ung thư trong dịch tụy nếu dương tính, có giá trị chẩn đoán cao. Lactoferrin trong dịch tụy không cao, khác với trong viêm tụy mạn vôi hóa. Chụp X quang ống tiêu hóa bằng chuyển vận baryl và chụp tá tràng giảm cường tính có thể cho thấy thương tổn thâm nhiễm ở niêm mạc tá tràng và khung tá tràng mở rộng nhưng chỉ ở giai đoạn muộn, khối u đã to và lan rộng.

Siêu ấm cắt lớp là một phương pháp rất có giá trị và tiện lợi, nên sử dụng sớm, có thể phát hiện được khối u kích thước 2 - 3cm và có thể hướng dẫn để chọc hút tế bào hoặc sinh thiết.

Chụp cắt lớp vi tính (CT), nội soi, chụp mật tụy ngược dòng (ERCP), chụp động mạch chọn lọc đều có giá trị chẩn đoán nhưng kỹ thuật phức tạp, tốn kém.

Tóm lại, chẩn đoán ung thư tụy, là một quá trình công phu và khó khăn ngay cả sau khi mở bụng, chẩn đoán giữa u tụy và viêm tụy mạn nhiều khi cũng không dễ dàng.

Tiến triển và tiên lượng

Ung thư tụy rất khó chẩn đoán được sớm, thường khi phát hiện ra bệnh thì u đã phát triển nặng. U phát triển nhanh tại chỗ theo các mạch bạch huyết, lan sang các cơ quan xung quanh và di căn vào gan, trung thất, phổi, thượng đòn. Đ số tử vong trong vòng 6 tháng sau khi có những biểu hiện lâm sàng đầu tiên. Riêng ung thư tụy khu trú ở khu vực bóng Vater vì sớm biểu hiện bằng sốt, vàng da nên dễ được chẩn đoán sớm hơn và được phẫu thuật sớm hơn với kết quả khả quan và tiên lượng khá hơn.

Điều trị:

Nếu có thể được, cố gắng điều trị ngoại khoa căn bản bằng cắt bỏ khối u. Đáng tiếc là ở đại đa số trường hợp, khi mở bụng ra thì đã quá giai đoạn làm được. Chỉ cắt bỏ được khi u chưa lan sang các hạch bạch huyết hoặc chưa bị dính vào các cơ quan xung quanh, tỉ lệ cắt bỏ được khoảng 10 - 20% theo các thống kê trong y văn: cắt bỏ đầu tụy - tá tràng trong ung thư đầu tụy và cắt bỏ lách - thận tụy trái trong ung thư thân tụy và đuôi tụy. Tỷ lệ tử vong sao phẫu thuật cắt bỏ tụy khoảng 20%, biến chứng phẫu thuật thường gặp là rò tụy, chảy máu và hôn mê gan.

Nếu không điều trị căn bản được, có thể làm những phẩu thuật đỡ tạm thời như dẫn lưu ống mật để giảm vàng da ứ mật, dẫn lưu nối vị tràng nếu có hẹp tá tràng hoặc các phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh giao cảm để chống đau.

Với các ung thư không phẫu thuật được, người ta có thể áp dụng liệu pháp phóng xạ với liều cao hoặc liệu pháp hoá chất phối hợp nhiều thứ thuốc (fluorouracil, cyclophosphamid, methotrexat và vincristin) có tác dụng một phần đến các triệu chứng và kéo dài đời sống ở 15 - 30% bệnh nhân. Ngoài ra, phải điều trị nội khoa chữa triệu chứng chống đau, an thần, chữa thiểu năng tụy ngoại tiết bằng tính chất tuỵ và triglyerit chuỗi trung bình. Tích cực nuôi dưỡng bệnh nhân bằng đường ăn uống và tĩnh mạch để chống suy kiệt.

Các u tụy ngoại tiết khác

Ung thư biểu mô nang tuyến (cystoadenocacxinôm) ít gặp hơn nhiều so với ung thư biểu mô tuyến. Có hình dạng như khối u lớn, mặt lồi lõm không đều do túi nang dựa lưng vào nhau, chứa một chất dịch có men. U này cũng phát triển tại chỗ lan sang các cơ quan xung quanh và di căn đi xa như ung thư tuyến, nhưng đặc điểm là triến triển chậm và thường xảy ra ở nữ giới.

Các u lành tính gồm các u tuyến và u nang tuyến là những u rất ít gặp, biểu hiện lâm sàng ở tuổi trưởng thành, không gây ra thiểu năng tụy nội tiết hay ngoại tiết. Triệu chứng tùy theo ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.

Điều trị ngoại khoa: cắt bỏ khối u hoặc nếu cần cắt một phần tụy.

CÁC U TUỴ NỘI TIẾT

Các u này xuất phát từ các đảo tụy Langcrhans. Một số u không tiết ra homon nào nên không có biểu hiện lâm sàng, trừ khi chúng là u ác tính hoặc chứng phát triển chèn áp vào đường mật. Lúc đó triệu chứng giống như u ác tính của tụy ngoại tiết nhưng tiên lượng tốt hơn nhiều vàphẫu thuật cắt bỏ u cho thời gian sống thêm dài.

Nhiều loại u nội tiết khác trái lại tiết ra nhiều hocmon và do đó, có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau. Có nhiều u tụy nội tiết cùng tồn tại với nhiều u nội tiết ngoài tuyến tụy (như tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên) khiến cho Pearse (1960) nêui lên giả thuyết có một hệ thống nội tiết lan tỏa khắp cở thể, đặt tên là hệ thống A.P.U.D (amin precusor uptake và decarboxylation) bao gồm các tế bào nội tiết của ống tiêu hóa, tuyến thượng thận, cận gíap, tuyến yên.

Các u của tụy nội tiết có thể lành tính hoặc ác tính nhưng nói chung tiến triển chậm, có nhiều trường hợp sống hàng chục năm. Có thể nêu các loại u chính sau đây:

U tụy gây hạ đường huyết (Insulinom): Phát triển từ các tế bào B của đảo tụy Langerhans, tiết ra một lượng insulin lớn. Thường là những u đơn độc (88%), có đường kính từ 1 - 5cm, ít khi có nhiều u hoặc tang sinh tuyến, khu trú ở đuôi tụy (50%) hoặc thân tụy, có khi u lạc chỗ ở dạ dày hoặc tá tràng. 25% các u insulinom là ác tính.

Biểu hiện lâm sàng: thường có 3 triệu chứng chính gọi là tam chứng Whipplc:

Hội chứng hạ đường huyết nặng với những biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết (choáng váng, mệt lả, toát mồ hôi, mạch nhanh, hạ huyết áp...) và những rối loạn tâm thần kinh như ững sờ, ngủ gà đi đến bán hôn mê và hôn mê, co giật...

Định lượng đường huyết nhiều lần hàm lượng rất thấp (dưới 40mg/dl).

Các rối loạn nói trên mất đi nhanh chóng khi tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương.

Cần phân biệt loại hạ đường huyết thực thể, do insulinom với các hạ đường huyết chức năng hay gặp ở người đã phẫu thuật cắt đoạn dạ dày hoặc thần kinh thực vật không ổn định, cơn hạ đường huyết thường do những bửa ăn nhiều chất đường gây ra, xảy ra 3 - 4 giờ sau bửa ăn và đường huyết tuy hạ nhưng vẫn cao hơn 40mg/dl. Trái lại cơn hạ đường huyết thực thể do insulinom thường xảy ra trong thời gian đói, xa bửa ăn. Người ta dùng thử nghiệm chế độ ăn đói Conn (calo 1200, protit 50g, lipit 88g, pluxit 50g) trong thời gian 1 đến 3 ngày, có theo dõi nội khoa chặt chẽ để phân biệt 2 loại hạ đường huyết này.

Nghiêm pháp định lượng insulin huyết tương lúc đói (bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ RIA) đồng thời lấy máu để đo hàm lượng glucose; hàm lượng insulin tăng cao trong bệnh insulinom và tỉ số bao giờ cũng cao hơn 0,4, có khi cao hơn cả 1.

Insulin huyết tương (U/ml)

Glucoza huyết tương (mg/dl)

Khi đã chẩn đoán có u insulinom, chụp động mạch chọn lọc (thân tạng và mạc treo trên) có thể thấy được những khối u độ 5mm, nhưng nhiều khi chỉ sau khi mở ổ bụng mới thấy được các khối u, có khi ở vị trí tại chỗ (dạ dày hoặc tá tràng).

Điều trị: Phẫu thuật sớm, cắt bỏ u có tiên lươợg tốt, 70% là những u tuyến lành tính, thường khu trú ở đuôi tụy nên không tìm thấy rõ khối u, có tác giả đề nghị cứ nên bỏ cắt nửa tụy trái.

Nếu không phẫu thuật được, điều trị nội khoa bằng thuốc diazoxyd (một sulfamid làm tăng trưởng huyết) hoặc streptozotocin (một kháng sinh chống gián phân có tác dụng tốt).

U tụy (gastrinom): Gây nên hội chứng Zollinger Ellison (Z.E). Năm 1955, hai tác giả Zollinger và Elison mô tả hội chứng mang tên hai ông, gồm các rối loạn:

Có nhiều ổ loét ở ống tiêu hoá trên.

Sự tăng rất cao của tiết axit HCL trong dịch vị và một u ở tụy hoặc lạc chỗ. U tụy này tiết ra nhiều chất gastrin.

Lâm sàng: hội chứng Z.E thường xuất hiện ở tuổi 30 - 50, nam nhiều hơn nữ. Tiền sử gia đình bệnh nhân hay có bệnh loét hoặc một số bệnh nội tiết.

Triệu chứng chủ yếu là hội chứng loét đặc biệt của ống tiêu hóa và ỉa chảy mạn tính.

Hội chứng loét: gặp ở 93% bệnh nhân, chỉ có 7% không có loét. Triệu chứng đau bụng lúc đầu có tính chất điển hình của bệnh loét dạ dày tá tràng, dần dần về sau mất tính điển hình, trở nên đau dữ dội và liên tục hơn, điều trị bằng các thuốc chữa loét thông thường không kết quả và hay gây ra nhiếu biến chứng.

Ỉa chảy mạn tính: gặp trong 50% trường hợp, là triệu chứng chính trong 18% và triệu chứng riêng biết (không có hội chứng loét) trong 7% trường hợp. Trong loét tá tràng thông thường không có ỉa chảy kéo dài, nên khi gặp triệu chứng này đi kém với hội chứng loét, nên nghĩ đến khả năng có hội chứng Z.E.

Nôn mửa gặp ở 25% trường hợp, lượng nôn ra rất nhiều.

Các xét nghiệm

Chụp X quang ống tiêu hóa trên và nội soi thực quản, dạ dày tá tràng cho thấy thường có nhiều ổ loét, thường ở hành tá tràng (55 - 65%), tá tràng (đoạn 2 và đoạn 3) cả ở hỗng tràng và thực quản. Vị trí ở dạ dày không nhiều (4 - 5%). Sự tái phát nhanh của các ổ loét sau thủ thuật cắt đoạn một phần dạ dày đây là một đặc điểm đáng chú ý hội chứng Z.E.

Dịch vị: tiết dịch axít (BAO) tăng rất cao, cả về thể tích và nồng độ.

Tiết dịch vị lúc đói, hàm lượng HCL cao lên 100nval/l ở người chưa cắt dạ dày và trên 70m val/l ở người đã phẫu thuật.

Tiết dịch vị cơ bản, BAO có thể tích trên 200ml/giờ và hàm lượng HCL trên 15mval/giờ ở người chưa cắt dạ dày và trên 5mval/giờ ở người đã phẫu thuật.

Kích thích với histamin hoặc pentagastrin tiếtdịch vị tối đa MAO không tăng nhiều so với BAO và tỉ số BAO/MAO > 0,6 (ở người bình thường) hoặc có bệnh loét thông thường thì tỉ số này < 0,6.

Định lượng gastrin huyết lúc đói bằng phương pháp RIA có giá trị chẩn đoán cao, tăng gấp 5 - 50 lần hàm lượng ở người bình thường (bình thường: 40 - 50pg/ml).

Xét nghiệm phân: 30 - 50% có các biểu hiện của phân mỡ.

Chẩn đoán phẩu huật và mô học:

Khi phẫu thuật, cần tìm các ổ loét trên ống tiêu hóa, các di căn hạch hoặc ở gan và tìm kỹ khối u ở tụy tạng, nhiều khi khó phát hiện. Đa số u gastrinom khu trú ở thân và đuôi tụy, ít khi ở đầu tụy. Về mô học, các u có cấu trúc đa hình. Đa số là các tế bào A (hoặc D). Phần nhiều (60%) là u ác tính, 30% là u tuyến lành tính và 10% là bệnh tăng sinh tuyến.

Hội chứng Z.E hay kết hợpvới nhiều bệnh nội tiết khác như u tuyến cận giáp (biểu hiện bằng tăng canxi huyết) u tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến yên và với những biểu hiện rối loạn chuyển hóa đường như đái đường hay hạ đường huyết, viêm tụy mạn, v.v...

Điều trị: Nói chung các phường pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa thông thường đối với bệnh loét dạ dày tá tràng không có hệu lực đối với hội chứng Z.E. Những tiến bộ mới trong chẩn đoán và thuốc men có hiệu quả cao đã thay đổi nhiều chiến thuật điều trị và phải chọn biện pháp thích hợp cho từng trường hợp cụ thể. Điều trị nội khoa: thuốc có hiệu lực nhất hiện nay là omeprazol, có khả năng ức chế tiết HCL rất mạnh. Có thể làm lành sẹo nhiều ổ loét trong hội chứng Z.E. Các thuốc ức chế thụ thể H2 như cimetidin, ranitidin dùng với liều cao gấp 2 - 5 lần liều bình thường, có trường hợp có kết quả tốt, có trường hợp không tác dụng. Nếu điều trị nội khoa không kết quả, phải điều trị ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa

Tác động lên tuyến tụy: cắt bỏ u gastrinom là biện pháp tối ưu nhưng ta biết rằng một u đơn độc chỉ gặp trong 50% trường hợp và khi phẫu thuật thường đã có di căn. Trước khó khăn đó, có tác giả khuyên cắt bỏ ½ trái tuyến tụy, nhưng cũng ít kết quả.

Tác động lên dạ dày: cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày mới ngăn cản được quá trình tiến triển cỏa loét, cắt bỏ một phần dạ dày nhanh chóng bị tái phát loét.

Có tác giả khuyên phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị kết hợp với sử dụng cimetidin (hoặc ranitidin) lâu dài.

U vipôm hoặc hội chứng Verner Morrison còn có tên là bệnh tả do tụy (pancreatic cholera) hoặc hội chứng WDHA (watery diarrhea, hypokalemia, achlorhydria) nêu lên 3 triệu chứng của bệnh như bệnh tả:

Ỉa chảy rất nhiều, màu nước chè có thể đến 10 - 15 l/ngày.

Hạ kali huyết, hậu quả của ỉa chảy.

Vô toan dịch vị (50%) hoặc thiểu toan.

Nguyên nhân là một u tụy tiết ra nhiều hocmon VIP (vasoactive intestinal polypeptide). Chất này gây ra chứng ỉa chảy, đồng thời tăng đường và canxi huyết. U vipôm có thể là đơn độc hoặc nhiều u, lành tính hoặc ác tính, khu trú ở bất cứ chổ nào trên tuyến tụy. Siêu âm cắt lớp, kỹ thuật C.T có thể xác định được khối u vì u vipôm thường có kích thước to hơn các u tụy nội tiết khác.

Điều trị: tích cực hồi sức cấp cứu, bù dịch điện giải và phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ làm lành các triệu chứng một cách nhanh chóng. Có thể dùng cortison để giảm ỉa chảy trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật.

Ỉa chảy tái phát sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ u nói lên khả năng di căn ở gan.

U glucagonom là những u tụy nội tiết ít gặp, phát triển từ các tế bào A. Triệu chứng chính là đái đường (75% trường hợp) phớo hợp với những dấu hiệu như:

Thương tổn đặc biệt ngoài da biểu hiện dưới dạng những vết trợ và vảy ở mặt, bẹn, bụng dưới, mông và tay chân.

Viêm miệng, viêm lưỡi: Ỉa chảy, sút cân, thiếu máu, v.v...

Định lượng glucagon trong huyết tương cao hơn bình thường 5 - 10 lần. Đa số các u glucagonom là ác tính.

Điều trị: ngoại khoa, cắt bỏ khối u.

Các u nội tiết khác: rất ít gặp

U somatostatinom: Phát triển từ các tế bào D của tụy tạng dạ dày và ruột, tiết ra nhiều somatostatin, biều hiện bởi các triệu chứng: Đái đường, Ỉa chảy, Phân mỡ, Vô toan, Suy chức năng tụy, Kém hấp thu.

Chẩn đoán hội chứng somatostatinom dựa vào sự tăng cao hàm lượng hocmon somatostatin dưới tác dụng của pentagastrin, hoặc tiêm canxi.

Các u tiết somatostatin đa số là ở tụy tạng, nhưng cũng có một số u là ruột non. Đa dố các u này là ác tính, tiến triển có thể rất khác nhau. Thời gian sống có thể từ 1 đến 10 - 15 năm.

U của yếu tố giải phóng hocmon tăng trưởng (Growth hormone releasinh factor GRFom): hocmon tăng trưởng do tuyến yên sản xuất. Khi quá nhiều sẽ gây ra bệnh to cực (acromégalie) u. Yếu tố GRF có nguồn gốc ở ống tiêu hoá và tụy tạng. GRFom gây ra hội chứng to cực hoặc chứng khổng lồ (gigantisme), phì đại tuyến yên và hàm lượng hocmon tăng trưởng cao trong huyết thanh.

U cacxinoit: do các tế bào ưa bạc, tuyệt đại đa số (90%) là ở ruột thừa, 8% ở ruột non, còn số ít ở dạ dày, đại tràng, tuỵ tạng, phế quản, buồng trứng. Hội chừng Cacxinoit do các tế bào của u tiết ra nhiều những chất vận mạch như serotinin, bradykinin, histamin, gồm các triệu chứng như: những cơn đỏ ửng mặt (flush), ỉa chảy, đau mình mẩy, khó thở, chảy máu tiêu hóa, dấu hiệu suy tim phải, bệnh da gồng như plenlagra.

U tăngtiết corticotropin (corticotropinom) gây ra hội chứng Cushing.

Bệnh tăng sinh nhiều tuyến nội tiết kiểu thứ nhất (Multiple endocrine adenomatose MEA typ I còn có tên là multiple endocrine neoplasia MEN typ I) tức hội chứng Wermer: u hoặc tăng sản khu trú ở các tuyến yên, tụy và phó giáp trạng, gây ra các triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy thuộc ở cơ quan mà u khu trú như u tuyến yên gây ra chứng to cực, hội chứng Cushing, chứng mất kinh, chảy sữa, u cận giáp gây tăng canxi huyết, sỏi tiết niệu, loét dạ dày tá tràng, u tụy gây ra hội chứng Zollinger Ellison, hạ đường huyết, hội chứng vipôm, hội chứng glucagonom.

Trong bệnh MEA typ II (hoặc MEN typ I) tức hội chứng Sipple, tụy tạng không bị liên quan (các tuyến liên quan là tuyến giáp, cận giáp, thượng thận).

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình