Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Ung thư bàng quang là gì? Phương pháp điều trị?

Tuyệt đại đa số ung thư bàng quang xuất phát từ biểu mô niệu và được gọi là ung thư biểu mô chuyển tiếp. Các loại ung thư ở lớp cơ và mô liên kết có nguồn gốc trung mô rất hiếm gặp.

Theo y văn thế giới, ung thư bàng quang đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu và chỉ đứng sau ung thư tuyến tiền liệt. Về tần số trong các loại ung thư, ung thư bàng quang đứng hàng thứtư ở nam giới và đứng hàng thứ bảy ở nữ giới. Tỉ lệ mắc phải ở nam giới cao gấp 2 đến 8 lần so với nữ giới, phần lớn 40 tuổi trở lên. Sự phân bố bệnh lí này trên thế giới rất khác nhau và các nước có kỹ nghệ phát triển có tỉ lệ mắc phải cao nhất.

Ở Việt Nam, ung thư bàng quang được phát hiện ngày càng nhiều. Tại bệnh viên Bình Dân (TP. Hồ Chí Minh), Ngô Gia Hy (1980), nhận thấy ung thư bàng quang đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu và chỉ đứng sau ung thư dương vật. Theo thống kê của Nguyễn Bửu Triều và cộng sự, ung thư bàng quang đứng hàng đầu trong các ung thư tiết niệu ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Tuổi mắc bệnh trung bình là 50 tuổi với tỉ lệ nam giới cáo gấp 9 lần nữ giới.

Từ khi Percival Potts ở thế kỷ thứ XVIII tìm ra nguyên nhân hóa chất gây ung thư da bìu ở những người lau chùi ống khói, người ta tìm ra nhiều tác nhân gây hóa chất ung thư. Rehn (1895) nêu lên sự liên quan giữa chất anilin và ung thư bàng quang. Tiếp đến là các công trình thực nghiệm của Cohen (1980) gây ung thư bàng quang trên chuột với các chất Arylamine (2 - naphtylamine), nitrosamine: (FANFT) N (5 - nitro - 2 furyl) - 2 - thiazolyl - formamide.

Tiếp theo sự phân loại ung thư bàng quang theo độ xâm lấn và độ ác tính của Jewelt, Strong, Marshall (1942), Mostofi (1973) ở Hoa Kỳ, của Chomé và Algazi (1959) ở Pháp, Hiệp Hội quốc tế chống ung thư (UICC) đã giới thiệu phân loại theo T, N, M.

Các phương pháp chẩn đoán không ngường được cải tiến để bảo đảm tính chính xác, ít gây chấn thương, đồng thời đánh giá được tiên lượng các loại ung thư nông để quyết định đề ra phương pháp bảo tồn hay cắt bỏ triệt để toàn bộ bàng quang. Các ống soi mềm đã dần dần thay thế các ống soi cứng kinh điển. Boyce (1976) dã sử dụng phương pháp siêu âm siêu âm với đầu dò dặt trong trực tràng. Xét nghiệm tế bào trong nước tiểu được sử dụng để chẩn đoán bệnh. Phương pháp này được cải tiến để định lượng DNA bằng phương pháp đo dòng tế bào xạ kí (Flow cytometry, Wheeless, 1991), để đánh giá tiên lượng các ung thư bàng quang.

Về phương diện điều trị, gnười ta thườg phân biệt ung thư nông bàng quang với các ung thư xâm lấn có liên lượng nặng. Đối với các loại ung thư nông, các phương pháp bảo tồn được sử dụng có kết quả nhờ cắt nội soi ung thư bàng quang kết hợp với việc sử dụng hóa chất đặc hiệu, hoặc BCG (Morales, 1979). Đối với các ung thư bàng quang đã có dấu hiệu xâm lấn, phẫu thuật cắt bỏ bàng quang toàn bộ kết hợp với điều trị bàng quang tuyến được bệnh nhân chấp nhận dễ dàng hơn, nếu thay thế bàng quang bằng một đoạn ruột.

Ở Việt Nam, ngoài việc điều trị ung thư bàng quang nông bằng cắt nội soi kết hợp với bằng điều trị hoá chất (Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Kì, 1985), nhiều tác giả đã tiến hành cắt bỏ bàng quang toàn bộ và tạo hình bàng quang bằng ruột trong các loại ung thư xâm lấn (Nguyễn Trinh Cơ, Ngô Gia Hy, Trần Văn sáng, Nguyễn Mễ).

Quá trình hình thành ung thư bàng quang ở biểu mô niệu trải qua nhiểu giai đoạn (Shirai 1993).Thoạt tiên một chất khời động làm biến đổi ADN của 1 tế bào, biến thành tế bào ác tính . Dẫn truyền thông tin sai lạc từ ADN tạo nên một protein khác loại. Những chất xúc tác gắn với các thực thể của các tế bào bị biến đổi để tăng sinh nhanh chóng . Đây là lý thuyết nguồn gốc đơn clon của ung thư bàng quang.

Các tác nhân gây ung thư bàng quang rất da dạng:

Tiếp theo công trình của Rehn,các hóa chất kỹ nghệ được nghiên cứu, đặc biệt Benzidine, bêtanaphthylamine 4 - amino - biphenyl. Các nghề nghiệp dể có nguy cơ là các kỹ nghệ nhựa, thuộc da, sơn, chất màu, hóa hữu cơ. Thời gian tiếp xúc với các hóa chất diển biến trong nhiều năm,thường 10 năm. Tỉ lệ ung thư bàng quang do hóa chất kỹ nghệ chiếm khoảng 18% các loại ung thư.

Nhiều tác giả nêu tác hại của hút thuốc lá (Morgan,1974). Theo Wynder(1977) một người nghiện thuốc lá, cứ phẫu thuậti ngày hút 20 điếu, có thể hấp thu một lượng 3mg chất 2 - naphthylamine sau 2 năm. Nghiện thuốc phiện và thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo Wynder và Goldsmith (1977), hút thuốc lá gây 50% các trường hợp ung thư bàng quang ở nam giới và 31% các trường hợp ở nữ giới.

Bệnh sán máng gây bệnh cho khoảng 200 triệu người trên thế giới và nhi62u người bị ung thư bàng quang. Kí sinh trùng Schistosoma hacmatobium tiết một chất gây ung thư và sau đó các chất xúc tác trong nông nghiệp, chủ yếu là nitrate, làm cho các tế bàoung thư tăng sinh.

Nhiều yếu tố khác được nêu lên và được xem như có khả năng gây ung thư bàng quang. Đó là những trường hợp nhiễm độc do phénacétine, sử dụng thốc cyclophosphamide, điều trị bằng tia xạ vùng khung chậu. Các trường hợp viêm nhiễm và kích thích lâu ngày ở bàng quang do sỏi, túi thừa hoặc đặt ống thông lâu dài.

Về cơ chế di truyền trong việc hình thành ung thư bàng quang, nhiều điều chưa được rõ. Tuy nhiên, càng ngày người ta càng nhận thức được vai trò của các gen gây ung thư (oncogene) đượchoạt hóa hay ngược lại, sự kém hoạt hóa của các cắp alen trong các gen ức chế ung thư. Thật vậy, theo các công trình nghiên cứu gần đây, sản phẩm p21 của gen gây ung thư C-Ha-ras được tìm thấy trong các loại ung thư bàng quang có độ ác tính cao. Ngược lại, trong tất cả các thể loại ung thư bàng quang, người ta đầu thấy mất chất liệu di truyền trong khuôn khổ các gen ức chế ung thư ở nhánh dài thể nhiễm sắc 9. Tương tự, khuyết đoạn chất liệu di truyền ở nhánh ngắn của thể nhiễm sắc 11 và 17 thường gặp trong các loại ung thư bàng quang có độ ác tính cao. Trong ung thư đại tràng và ung thư bàng quang, người ta thường thấy sự đột biến sản phẩm p53 của gen bị khuyết đoạn trong thể nhiễm sắc 17.

Thộng qua các công trình thực hiện trên chuột, người ta thấy các biến đổi của biểu mô niệu từ bình thường đến tăng sản phẩm làm nhiều lớp tế bào và sau một quá trình dị sản và loạn sản, ung thư được hình thành. Tương tự ở biểu mô niệu của người, người ta thấy các tổ vón Brunn, các nang (cystitis cystica), và từ đó có thể xuất hiện ung thư. Theo Liotta (1986) ung thư bàng quang tiến triển theo 3 giai đoạn vào chiều sâu của thành bàng quang: Các tế bào ung thư lan đến nàng đáy thông qua các thụ thể của laminin, một chất glycoprotéin của màng đáy, tức thì màng đáy bị thoái biến do các enzym proteasa; sau cùng, các tế bào tiết cytokine, giúp cho sự di động các tế bào ung thư để x6am lấn vào sâu và di căn xa.

Biểu mô niệu bình thường gồm từ 3 đến 6 lớp tế bào chuyển tiếp nằm trên lớp màng đáy. Các tế bào trên cùng có hình ô, các tế bào dưới cùng tăng sinh mạnh. Màng đáy gồm các chất collagen, glycoprotéin, glycosaminoglycan. Dưới màng đáy là một lớp mô liên kết, được gọi là “lá riêng” (lamina propria). Dưới cùng là các lớp cơ bàng quang nông sâu. Thông thường, mô nhân tế bào biểu mô trung gian có hình bầu dục với trục lớn thẳng góc với màng đáy. Đấy là hiện tượng phân cực bình thường của các tế bào biểu mô niệu.

Xét nghiệm mô học có tầm quan trọng đặc biệt trong chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang.

Đại thể: Lúc soi bàng quang hay trong khi phẫu thuật, có thể phân biệt 2 loại ung thư:

Ung thư bàng quang nông, có dạng u nhú, thường có cuống, với nhiều tua mãnh nhỏ. U có thể khu trú ở một vị trí hay lan rộng nhiều nơi trong bàng quang.

Ung thư xâm lấn, ở một vị trí hay nhiều nơi trong bàng quang, thườg không có cuống, dưới dạng u sùi, loét, có thể kèmtheo nhiều điểm hoại tử và chảy máu.

Vi thể: Ung thư biểu mô chuyển tiếp: loại này chiếm tuyệt đại đa số ung thư bàng quang (trên 95% các loại) rất dễ tái phát và bao gồm nhiều thể loại, từ lành tính đến ác tính.

Các loại u nhú lành tính chiếm 1 hay 2% các u bàng quang. Về mô học, u vẫn chỉ có 5, 6 lớp tế bào, sự phân cực của các tế bào bình thường và không có dị dạng nhân tế bào. Tiên lượng nói chung là tốt và chỉ có khoảng 16% các u nhú này biến thành ung thư (Whitmore, 1970).

Trong các loại ung thư biểu mô, các u không có cuống thường có xu hướng xâm lấn và tiến triển nặng lên, theo chiều hướng giảm biệt hóa: tế bào tăng sinh, đa nhân, sự phân cực tế bào biến mất, tế bào đa dạng, biến dạng nhân tế bào, gián phân bất thường.

Để đánh giá tiên lượng ung thư bàng quang, người ta phân loại theo độ biệt hóa và theo giai đoạn xâm lấn của ung thư.

Độ ác tính theo tính chất biệt hóa:

Độ 1: Ung thư rất biệt hóa, gồm một hay nhiều u nhú, thường có cuống nhỏ, có trên sáu lớp tế bào biểu mô, rất ít biến dạng ở nhân tế bào và không có gián phân.

Độ 2: Ung thư biệt hóa vừa, gồm các u nhú có nhiều tua dày, dính lại với nhau, cuống to, có biến dạng nhân tế bào rõ và một số gián phân.

Độ 3: Ung thư kém biệt hóa, gồm các u sùi đính với nhau, có cấu trúc hỗn loạn, dị dạng nhân tế bào nhiều à gián phân mạnh.

Nhờ xét nghiệm mô học mà người ta có thể phát hiện ung thư “tại chỗ” (in situ), một loại ung thư phẳng, không có cấu trúc nhú và không xâm lấn qua màng đáy. Về vi thể, ungthư “tại chỗ” có nhiều biến dạng nhân tế bào, có hạt nhân to. Loại ung thư này xuất hiện riêng biệt hay nằm cạnh một vài u nhú khác, thường có xu hướng xâm lấn sau một thời gian tiến triển.

Các giai đoạn xấm lấn của ung thư được phân loại theo T.N.M. của Hiệp Hội quốc tế chống ung thư. Trên bệnh phẩm đã được phẫu thuật, người ta dùng pT, thay cho T.

Tis: Ung thư “tại chỗ” ở niêm mạc

Ta: U nhú ở niêm mạc

T1: Ung thư xâm lấn lớp đệm niêm mạc, nhưng chưa lan đến lớp cơ bàng quang.

T2: Ung thư xâm lấn lớp cơ nông của bàng quang

T3a: Ung thư xâm lấn lớp cơ sâu của bàng quang

T3b: Ung thư lan đến vùng mỡ quanh bàng quang

T4a: Ung thư xâm lấn tuyến tiền liệt

T4b: Ung thư di căn vào các tạng xa hơn

N0: Chưa có di căn vào các hạch trong vùng

N1: Di căn vào 1 hạch vùng bên của ung thư

N2: Di căn vào hạch 2 bên

N3: Các hạch trong vùng có di căn cố định

N4: Di căn các hạch xa hơn

M1: Đã có di căn xa

Các loại ung thư biểu mô khác:

Ung thư biểu mô tuyến chiếm khỏang 2% các ung thư bàng quang, thường xuất hiện sau một quá trình viêm hay dị sản ở bàng quang. Ung thư biểu mô tuyến thường gặp ở vùng đỉnh hay vùng đáy bàng quang. Về mô học, ung thư có cấu trúc tuyến và có thể chứa các tế bào tiết chất nhờn, hoặc các tế bào hình nhẫn.

Ung thư biểu bì chiếm từ 5 đến 10% các ung thư bàng quang ở các nước kỹ nghệ kém phát triển sau một quá trình viêm nhiễm hay sỏi bàng quang. Nhưngloại ung thư này rất phổ biến ở Châu Phi, đặc biệt ở Ai Cập, vì nhiều người bị viêm nhiễm bởi sáng máng (Schistoso ma haemato bium). Về mô học, ung thư thường kém biệt hoá và chứa nhiều tế bào đa cạnh, sừng hóa.

Ung thư không biệt hóa, chiếm 2% các loại ung thư và gồm các tế bào biểu mô chưa trưởng thành, thường dưới dạng các tế bào nhỏ. Ung thư không biệt hóa có thể kết hợp vớc các,loại ung thư khác (ung thư chuyển tiếp, tuyến, biểu bì) để hình thành ung thư hỗn hợp.

Các loại ung thư có nguồn gốc trung mô rất ít gặp, phần lớn là các loại sarcom xơ, sarcom cơ vâncó cấu trúc phôi ở vùng cổ bàng quang, dưới dạng từng chùm giống như chùm nho.

Chẩn đoán

Triệu chứng lâm sàng: Đái ra máu là triệu chứng hay gặp (trên 90% các trường hợp) và là triệu chứng báo hiệu, cần khai thác kỹ. Đái ra máu đại thể, không đau buốt, xuất hiện bất thường càng cuối bãi càng đậm máu. Nếu đái ra máu dữ dội, bệnh nhân đái ra máu tòan bãi, lẫn máu cục, có khi tắc đái. Máu có thể ngừng chảy và lại xuất hiện sau nhiều ngày hay nhiều tuần sau.

Các triệu chứng kích thích bàng quang như buồn đi tiểu thường xuyên, đái vội, kèm theo đái khó nếu có u gần cổ bàng quang.

Các triệu chứng viêm nhiễm như đái đục, đái buốt, đái nhiều lần vì u bàng quang rất dễ gây viêm bàng quang.

Các triệu chứng di căn vào phổi, xương.

Tuy nhiên, có một số bệnh nhân không có triệu chứng gì và u được phát hiện tình cờ nhờ soi bàng quang, siêu âm hay chụp đường niệu tiêm tĩnh mạch, nhânkhi bệnh nhân đái ra máu vi thể, rối loạn tiểu tiện, v.v...

Nếu có các triệu chứng trên, cần thăm khám trực tràng, hoặc thăm khám âm đạo để đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư vào thành bàng quang và các mô xung quanh. Việc thăm khám phải được tiến hành theo đúng phương pháp, một tay ấn nhẹ trên vùng hạ vị, ngón tay trỏ của tay kia thăm khám u qua trực tràng hay âm đạo. Để khám được thuận lợi cần gây mê để cơ bụng thư giãn hoàn toàn. Việc thăm khám này giúp cho vệc xác định giai đoạn xâm lấn của ung thư.

Việc thăm khám lâm sàng còn phải tìm các dấu hiệu xâm lấn gián tiếp của ung thư như thân ứ nước, di căn hạch bụng, hạch thượng đòn, gan to, v.v...

Xét nghiệm sinh hóa: Các xét nghiệm sinh hóa giúp cho việc đánh giá tình trạng thiếu máu, nhiễm khuẩn và chức năng thận.

Xét nghiệm tế bào trong nước tiểu theo phương pháp Papanicolaou cho phép chẩn đoán và theo dõi các ung thư bàng quang biệt hóa vừa và kém, đặc biệt trong ung thư “tại chỗ”.

Chụp siêu âm và X quang: Chụp siêu âm là một phương pháp thăm khám không gây chấn thương và cho phép chẩn đoán u, mức độ xâm lấn của u vào thành bàng quang và các biến đổi của đường tiết niệu trên. Phương pháp siêu âm kết hợp với xét nghiệp tế bào trong nước tiểu giúp cho việc theo dõi tái phát các u bàng quang nông và giảm bớt các lần soi bàng quang trực tiếp.

Chụp đường niệu tiêm tĩnh mạch rất thông dụng để phát hiện u bàng quang dưới dạng một hình khuyết có bờ răng cưa mềm mại, hình ảnh thành bàng quang rắn và mất đối xứng hoặc hình ảnh cắt cụt một sừng bàng quang.

Chụp đường niệu tiêm tĩnh mạch cũng giúp xác định có biến đổi ở đường tiết niệu trên hay không và đặc biệt phát hiện hình khuyết của u biểu mô niệu ở trên thận.

Chụp tỉ trọng cắt lớp và cộng hưởng từ hạt nhân có thể thay thế chụp động mạch châu và chụp hệ bạch mạch để phát hiện các di căn của ung thư vào hạch và các mô xung quanh bàng quang.

Cần chụp X quang phổi và chụp nhấp nháy xương để phát hiện di căn xa.

Soi bàng quang và sinh thiết u: Các phương tiện ghi hình gợi lên hình ảnh của u, nhưng chển đoán xác định và đánh giá giai đoạn xâm lấn phải dựa vào soi niệu đạo bàng quang và sinh thiết u.

Sau khi gây mê và thăm khám lâm sàng vùng đáy bàng quang, đặt máy soi niệu đạo bàng quang để xác định số lượng, kích thước, vị trí và hình thái của các khối u trong bàng quang. Tiếp sau đó, dùng máy nội soi cắt các khối u để làm sinh thiết và đánh giá giai đoạn xâm lấn của ung thư và độ ác tính của các u.

Để đánh giá tiên lượng của ung thư bàng quang có nhiều phương pháp hiện đại được nghiên cứu:

Phương pháp định lượng DNA tế bào theo luồng, cho phép phân biệt có u nhị bội có tiên lượng tốt với các u đa bội có tiên lượng xấu.

Xác định các kháng nguyên bề mặt A, B, O của các nhóm hồng cầu trên các tế bào của u bàng quang. Các kháng nguyên này cũng như kháng nguyên T (kháng nguyên Thomsen-Friedenziech) biến mất trên các tế bào có độ ác tính cao.

Các nghiên cứu về các kháng thể đơn clôn chống các kháng nguyên đặc hiệu của các ung thư bàng quang

Tiên lượng của ung thư bàng quang được đánh giá trên 3 phương diện: nguy cơ tái phát; nguy cơ xâm lấn; nguy cơ tử vong do ung thư.

Nhìn chung, nguy cơ tái phaá của u bàng quang ở giai đoạn Ta, T1 là 50%; nguy cơ xâm lấn của ung thư là 10% đối với Ta, 305 đối với T1, 50% đối với T2.

Nguy cơ tử ong của ung thư bàng quang ở Ta là 1%, ở T1 là 14%, ở T2 trên 50%.

Những bệnh nhân có di căn có triển vọng sống từ 6 đến 12 tháng.

Có 2 trường hợp đặc biệt:

Ung thư “tại chỗ”: tuy nông nhưng độ ác tính cáo và thường dễ tiến đến giai đoạn xâm lấn và di căn. Cần phải theo dõi rất kỹ trong quá trình diễn biến.

Ung thư trong túi thừa: thường khó chẩn đoán và có xu hướng xâm lấn vào mô xung quanh bàng quang.

Các phương pháp điều trị:

Bơm thuốc vào bàng quang có mục đích phòng ngừa sự tái phát và xâm lấn của ung thư, đồng thời cũng có mục đích điều trị, khi không thể cắt bỏ toàn bộ các ung thư nông ở bàng quang.

Các thuốc thường được sử dụng là những hóa chất hoặc các chất tăng cường miễn dịch (trực khuẩn Calmette-Gúerin, BCG), được đưa vào trong bàng quang qua một ống thông. Thời gian điều trị tấn công là 6 - 8 tuần, và cách 1 tháng hay 2 tháng lại tiếp tục dùng một liều, để điều trị duy trì.

Sau đây là các thuốc được dùng:

Thiotepa với liều 30mg mỗi tuần: trong 6 hoặc 8 tuần. Kết quả tốt khoảng 30%. Cần theo dõi giảm bạch cầu và tiểu cầu.

Mitomycin C với liều 40mg mỗi tuần trong 6 tuần. Kết quả tốt khoảng 45%. Một số bệnh nhân có thể bị phát ban và ngứa ở bàn tay và bộ phận sinh dục.

Doxorubicin với liều 40mg mỗi tuần trong 6 tuần. Kết quả tốt khoảng 65%. Đề phòng viêm bàng quang.

Trực khuẩn Calmette-Gúerin (BCG), được lấy từ Mycobacterium bovis và có tác dụng nhờ trung gian miễn dịch. Các lympho bào T được hoạt hóa và chất interleukin-2 được sản xuất tăng lên. Kết quả tốt khoảng 80%. Đề phòng viêm bàng quang chảy máu, sốt cao, khó thở. Trong một số trường hợp phải ngừng điều trị và dùng các thuốc chống lao.

Ngoại khoa: Phương pháp cắt nội soi là phương pháp thông dụng nhất để điều trị các ung thư nông bàng quang. Phương pháp này cũng được dùng để sinh thiết u bàng quang nhằm đánh giá độ ác tính và giai đoạn xâm lấn của ung thư.

Những năm gần đây, laser được sử dụng để tiêu hủy u bang quang. Tuy nhiên phương pháp sử dụng laser có bất lợi vì không lấy được các mãnh được nghiên cứu về mô học.

Cắt bàng quang bán phần được thực hiện khi u bàng quang khu trú ở vùng đỉnh hay thành bên của bàng quang. Để tránh sự xâm lấn của ung thư vào vết thương nên sử dụng dụng quang tuyến (1000 cGy) hay bơm hóa chất vào bàng quang trước khi phẫu thuật. Tái phát dễ xảy ra ở phần còn lại của bàng quang.

Cắt bàng quang toàn bộ: Trong phẫu thuật này phải cắt bỏ toàn bộ bàng quang và mỡ xung quang bàng quang. Ở bệnh nhân nam, cần phải cắt bỏ tuyến tiền liệt. Ở bệnh nhân nữ, cần phải cắt bỏ niệu đạo, tử cung, 2 buồng trứng và thành trước âm đạo. Nhất thiết phải nạo vét các hạch vùng chậu và lỗ bịt, đồng thời xét nghiệm giải phẫu bệnh tức thì. Nhiều tác giả khuyên nên sử dụng một liều quang tuyến 2000 - 4000 cGy trước phẫu thuật, để tránh di căn ung thư tại chỗ ngay trước khi phẫu thuật. Đây là một phẫu thuật lớn và tỉ lệ tử vong có thể là 2% và tỉ lệ biến chứng khoảng 30% do viên nhiễm và các biến chứng về tiêu hóa về tim mạch.

Các phương pháp dẫn lưu nước tiểu sau cắt bỏ bàng quang toàn bộ.

Các phương pháp dẫn lưu ra da bao gồm:

- Đưa 2 niệu quản ra da là phương pháp đơn giản nhất, nhưng phải dẫn lưu nước tiểu 2 nơi và lỗ dẫn lưu dễ bị hẹp.

- Dùng một đoạn hồi tràng để chứa nước tiểu trước khi dẫn lưu ra da (phương pháp Bricker). Phương pháp này được sử dụng cho bệnh nhân nữ và bệnh nhân nam đã có di căn vào tuyến tiền liệt.

- Dùng một đoạn ruột biến thành một túi chứa nước tiểu có van để có thể thông đái theo ý muốn. Phẫu thuật này tránh cho bệnh nhân phải mang túi nước tiểu ở ngoài da (Kock-Skinner).

Các phương pháp dẫn lưu bên trong bao gồm:

- Cắm niệu quản vào đại tràng sigma (Coffey). Phương pháp này dễ thực hiện nhưng dễ gây rối loạn điện gải (nhiễm axit tăng clo huyết) và nhiễm khuẩn ngược dòng.

- Dùng ruột tạo hình thay thế bàng quang (Camey). Phẫu thuật này dùng hồi tràng nguyên vẹn hay xẻ đôi để cắm vào niệu đạo sau.

Điều trị bằng quang tuyến: Đặt kim radium vào thành bàng quang ít được sử dụng hơn là điều trị bằng tia phóng xạ từ bên ngoài vào bàng quang. Quang tuyến được điều trị riêng lẻ hay kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ bàng quang toàn bộ với liều lượng 5000 đến 7000 cGy, phân chia trong 5 - 8 tuần lễ. Các biến chứng phụ bao gồm viêm bàng quang và viêm trực tràng. bệnh nhân sống năm năm sau khi được điều trị là 18% đến 41% (Timmer và cộng sự, 1985) đối với các ung thư ở giai đoạn T2 và T3.

Điều trị bằng hóa chất: Hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư khi đã có di căn tại chỗ hay di căn xa. Hiện nay thuốc có công hiệu rõ rệt nhất là cisplatin, được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với các loại thuốc khác như methotrexat, vinblastin, adriamycin (MVAC). Trong một số công thức khác cisplatin được dùng kết hợp với methotrexat và vinblastin (CMV) hoặc với adriamycin và cyclophosphamid (CISCA). Khoảng 13 - 35%, bệnh nhân được điều trị khỏi (Sternberg, 1988).

Điều trị tạmthời các biến chứng do u gây nên: Điều trị chứng đau do chèn ép hoặc đau do di căn vào xương bằng các thuốc giảm đau hoặc quang tuyến. Điều trị vô niệu: dẫn lưu thận qua da.

Chỉ định điều trị: Các chỉ định điều trị phụ thuộc vào sự xâm lấn và di căn của ung thư.

Ung thư nông bàng quang (Ta và T1): Điều trị bằng cắt nội soi là chủ yếu, thường kết hợp với bơm các hóa chất và các thuốc tăng cường miễn dịch trong bàng quang. Bệnh nhân cần được theo dõi từ 4 đến 6 tháng một lần trong 5 năm. Có thể dùng thuốc bơm vào trong bàng quang trong quá trình theo dõi khi có tái phát.

Ung thư bàng quang xâm lấn tại chỗ và chưa có di căn xa: Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có sức khoẻ tốt: cắt bỏ bàng quang toàn bộ và thay thế bàng quang bằng ruột là phương pháp hợp lý nhất. Tuy nhiên, cần theo dõi tái phát củ ung thư (khoảng 10%), di căn tại chỗ và di căn xa vào phổi và xương. Nếu sức khoẻ bệnh nhân quá yếu, chỉ nên điều trị tạm thời bằng cắt nội soi, cắt bàng quang bán phần, điều trị bằng quang tuyến hay hóa chất.

Ung thư bàng quang đã di căn xa: Trong trường hợp này, nên điều trị bằng hóa chất và điều trị các biếnchứng do ung thư bàng quang (đau xương, suy thận).

Ung thư bàng quang hay gặp và có tiên lượng bất ngờ và nặng. Đề cao phòng bệnh, tránh các nguyên nhân có thể gây bệnh (thuốc lá, hóa chất, các quá trìnhy viêm nhiễm đường tiết niệu). Việc điều trị tuỳ thuộc vào tính chất xâm lấn của ung thư. Trong một trường hợp, cần có chế độ theo dõi bệnh nhân định lỳ để có biện pháp điều trị thích hợp.

Sự hiểu biết về yếu tố tiênlượng của ung thư bàng quang cho phép trong nhiều trường hợp chọn phương pháp điều trị thuận lợi nhất cho bệnh nhân

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình