Các chất độc hóa học Mỹ đã dùng trong chiến tránh ở Miền nam Việt Nam.
Đặc biệt trong chiến dịch mang tên “Rand hand” từ năm 1962-1971 ở Miền Nam Việt Nam quân đội Mỹ đã dùng mọi phương tiện để rải chất đôc hóa học với một số lượng lớn xuống hơn 10% diện tích của Miền Nam Việt Nam, trong đó nguy hiểm nhất là các chất diệt cỏ. Có 7 loại chất diệt cỏ chính đã sử dụng là:
- Chất da cam (agent orange): một hỗn hợp butyl este của 2,4-D (50%) và butyl este của 2,4,5-T (50%). Trong chất da cam có chứa một hóas chất rất độc là 2, 3, 7, 8 - tétracholo dibenzo - p - dioxyn (TCDD) thường gọi tắt là dioxyn. Mỹ đã rải khoảng 170kg dioxyn ở Miền Nam Việt Nam, tính trung bình là 163mg/ha (Westing và cộng sự, 1984).
- Chất trắng (agent white) là một hỗn hợp của pichloram và 2,4-D).
- Chất da cam II: giống như chất da cam, trong đó butyl este 2, 4, 5-T được thay bằng octyl este 2, 4, 5-T.
- Chất tím (agent purple) gồm butyl este 2, 4-D (50%), N-butyl este 2, 4, 5-T (30%) và isobutyl este 2, 4, 5-T (20%).
- Chất hồng (agent pink) gồm n butyl 2, 4, 5-T (60%) và isobutyl 2, 4, 5-T (40%).
- Chất xanh là cây (agent green) là n butyl este 2, 4, 5-T.
Trong các loại chất độc kể trên các nhà khoa học trên thế giới chú ý nhiều nhất tới dioxyn (C12H4O2Cl4) với công thức triển khai như sau:
Dioxyn
Đó là một tạp chất sản sinh ra trong quá trình sản xuất 2, 4, 5-T. Là một hóa chất độc nhất, bền vững nhất trong các chất độc hữu cơ. Dioxyn có 85 đồng phân nhưng độc nhất, nguy hiểm nhất là 2, 3, 7, 8-TCDD - tétrachloro dibenzo - paradioxyn, thường gọi tắt là dioxyn. Với liều lượng vô cùng bé (liều không gây chết) nó có thể gây ung thư, quái thai, thương tổn bộ máy di truyền.
TCDD có độ nóng chảy ở 3050C, hòa tan rất ít trong nước (0,2 ppb ở 250C), hòa tan trung bình trong các dung môi hữu cơ và bốc hơi rất thấp. Là một hợp chất rất ổn định, chỉ bị phân hủy khi ñun noùng treân 7500C và không tác dụng với kiềm hay axit ngay cả khi đun nóng. Phản ứng thế của 4 nguyên tố hydro có trong phân tử chỉ xảy ra với các tác nhân phản ứng mạnh.
Gần đây nhất các nhà khoa học đã chứng minh rằng thời gian bán phân hủy của dioxyn trong thiên nhiên là từ 10-12 năm do đó nhiều thế hệ sau các nhiễm độc do tai nạn hay do chiến tranh hóa học vẫn có thể bị tác hại.
Dioxyn kị nước cao nên tích lũy trong mô mỡ là chủ yếu, không chuyển hóa và thải ra ở nguyên dạng (theo đường mật vào ống tiêu hóa).
Tác hại của chất độc hóa học với con người
Với quy mô sử dụng chất độc ở Miền Nam Việt Nam của Mỹ, dioxyn lại là một chất độc quá nguy hiểm có độ bền vững cao khác thường nên đã gây tác hại cho môi trường sống, cho con người và cho thiên nhiên.
Sự tiếp xúc có thể xảy ra ở nam giới làm rối loạn nhiễm sắc thể và cácthương tổn khác (phá hủy tế bào, cơ quan sinh dục gây vô sinh...) cho chính họ hay cho các thế hệ kế tiếp.
Sự tiếp xúc có thể xảy ra ở phụ nữ trước lúc thụ thai, làm giảm khả năng sinh đẻ, gây đột biến gien, dị thường nhiễm sắc thể. Có thể xảy ra trong khi phát triển nang trứng, khi thụ thai hay trong khi đang mang thai nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, có thể dẫn đến xảy thai, thai dị tật, quái thai hoặc gây bệnh lí nhiều hệ thống tổ chức (kể cả ung thư) ở trẻ em thế hệ sau.
Lịch sử nhiễm độc dioxyn và các hợp chất liên quan cũng đã được ghi nhận trong y văn thế giới. Công nhân làm nghề bảo quản gổ bằng chất diệt nấm mốc diệt cỏ 2, 4, 5-T của các nước Mỷ, Đức, Pháp... thường hay bị bệnh da chloracné và đã được thông báo từ những năm 1930-1940. Vụ nổ nhà máy hóa chất ở Mỹ năm 1949 (Đông Virginia) với 228 công nhân bịthường tổn, vụ nổ ở Đức (Soda Fabrik) năm 1953 với 55 người bị thương tổn. Hàng loạt vụ tai nạn do hóa chất độc đã xảy ra: năm 1960 ở nhà máy Philips - Dufar (Hà Lan), vụ thảm họa Seveso Ý năm 1976 và vụ ngộ độc đầu cám ở Yusho Nhật Bản năm 1968, v.v... với hàng loạt công nhân và người dân địa phương bị thương tổn hay bị chết.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về tác hại của dioxyn trên người đã được tiến hành từ rất nhiều năm, ngay cả trong khi còn chiến tranh. Bắt đầu là các nghiên cứu của Tôn Thất Tùng và cộng sự (1973), Bạch Quốc Tuyên và cộng sự (1973), Nguyễn Đăng Quang và cộng sự (1976), Đỗ Đức Vân và cộng sự (1983), Phạm Hoàng Phiệt và cộng sự (1983), Đoàn Thúy Ba và cộng sự (1983), Đỗ Thục Trinh và cộng sự (1983), Nguyễn Thị Ngọc Phượng và Lê Thị Diễm Hương (1982), Nguyễn Cận và cộng sự (1983), Nguyễn Cận, Nguyễn Thị Xiêm (1983), Tôn Đức Lang, Đỗ Đức Vân, Tôn Thất Tùng (1983), Cung Bình Trung, Nguyễn Trần Chiến (1983), Vũ Triệu An và cộng sự (1993), Nguyễn Đình Khoa và cộng sự (1993), Hoàng Đình Cầu và cộng sự (1993), Lê Cao Đài và cộng sự (1982, 1990, 1992, 1993, 1995), Lê Bích Thủy và cộng sự (1993, 1996), Phan Thị Phi và cộng sự (1993, 1994, 1995, 1996), Nguyễn Quốc Gia (1995, 1996).
Các tác giả Việt Nam đã tập trung nghiên cứu về tỉ lệ mắc các bệnh, tỉ lệ mắc nhiều bệnh đồng thời, tỉ lệ và kiểu thương tổn nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh, tai biến sinh sản ở thế hệ thứ nhất, thứ hai; tỷ lệ bị suy giảm và suy giảm và nặng đáp ứng miễn dịchy tế bào và một số đáp ứng miễn dịch thể đặc hiệu.
Các bệnh lí liên quan dioxyn và các hợp chất liên quan dioxyn đã được chấp nhận cho đến nay (7 nhóm bệnh) có thể xảy ra khi nồng độ dioxyn trong cơ thể còn cao và cũng không có thể không còn phát hiện dioxyn trong cơ thể còn cao và cũng có thể không còn phát hiện được dioxyn nữa mà dioxyn chỉ có tác dụng khởi động các biến đổi bệnh lí khi vào cơ thể ban đầu vì thải trừ được hoàn toàn. Bệnh lí có thể biểu hiện từ 1-30 năm sau khi tiếp xúc với dioxyn (công bố tháng 8/1993). Viện nghiên cứu y học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ và công bố tháng 7/1995 của Hội đồng Khoa học Viện hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ.
Tuy vậy, các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa chấp nhận mối liên quan giữa dioxyn và tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh, vô sinh, rối loạn hệ thống miễn dịch, thần kinh, tâm thần, chuyển hóa, tuần hoàn, hô hấp. Đó là lý do mà nhiều năm nay chúng tôi nghiên cứu các rối loạn miễn dịch ở cựu chiến binh của chiến trường Miền Nam Việt Nam.
Tình trạng suy giảm miễn dịch ở cựu chiến binh, đã sống trong vùng bị rải chất da cam nhiều năm.
So sánh nồng độ dioxyn trong mô mỡ, máu của cựu chiến binh Miền Nam Việt Nam và Miền Bắc Việt Nam cho các kết quả sau:
Miền Bắc Việt Nam Miền Nam Việt Nam
Máu 2,4 ppt 11,7 ppt
Mỡ 2,2 ppt 8,1 ppt
(Schecter A. Lê Cao Đài và cộng sự 1993).
Nghiên cứu hậu quả lâu dài của dioxyn trên chức năng hệ miễn dịch cũng gặp phải các khó khăn chung như chiến tranh hóa học qua đã lâu (20-25 năm), thời gian bán hủy của dioxyn là 10-12 năm, có nhiều người không còn dioxyn tồn lưu trong cơ thể. Vả lại còn rất nhiều yếu tố khác có tác động xấu trên hệ thống miễn dịch của cựu chiến binh mà không định lượng như đói, sốt rét, bệnh lí liên quan... Không có ở đâu trên thế giới này có số người nhiễm dioxyn nhiều như ở Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu ở một số nước khác đã tiến hành các thực nghiệm trên súc vật, thậm chí trên chính người tự nguyện tuy số lượng nghiên cứu còn ít.
Trên thực nghiệm nhiều tác giả đã chứng minh rằng dioxyn làm suy giảm hệ miễn dịch tế bào đặc biệt ở chuột nhắt trong lúc đáp ứng miễn dịch dịch thể hầu như không bị ảnh hưởng (Lundberg K. và cộng sự, 1991). Trên người có tiếp xúc dioxyn thấy giảm đáp ứng miễn dịch tế bào, nhưng vô hại với đáp ứng dịch thể (Vũ Triệu An và cộng sự, 1993). Số lượng và hoạt tính các tế bào Langerhans ở da, tế bào diệt tự nhiên ở máu ngoại vi đều tăng cao (Madli S. và cộng sự. 1987; Phan Thị Phi Phi và cộng sự 1993, 1994).
Số lượng lympho bào T v à TCD4 + giảm nhẹ, tế bào TCD8 + tăng cao (hoặc không tăng cao) tỷ lệ T4 giảm rõ rệt so với người chứng. Sự chế tiết một số T8
Limphokin như TNF - β giảm rõ rệt ngay khi có kích thích kháng nguyên (thử trên các tế bào muôi cấy 24 giờ có kích thích bằng PHA, nhưng đáp ứng tăng lên ở 48 giờ (Phan Thị Phi Phi và cộng sự 1994, 1996). Có thể vì thế mà đáp ứng sẽ không kịp thời so với kích thích của kháng nguyên. Do đó làm chậm sự tăng trưởng à hoạt hóa các tip tế bào phụ thuộc TNF - β sự bài tiết IFN γ không thấy bị giảm sút. Một số cựu chiến binh bị giảm sút khả năng sản xuất kháng thể chống vacxin viêm gan virut B (Phan Thị Phi Phi và cộng sự, 1996), một số thấy có tự kháng thể chống nhân với hiệu quả rất cao (1:1280) (Phan Thị Phi Phi và cộng sự, 1994). Kết quả nghiên cứu cho thấy rối loạn chức năng miễn dịch nhanh hơn sự lão hóa sinh học của hệ miễn dịch; (Phan Thị Phi Phi và cộng sự, 1994).
Sự suy giảm hệ miễn dịch tế bào ở người nhiễm dioxyn cũng được nhiều tác giả Mỹ, Nhật chứng minh (Smoggers G. H. và cộng sự, 1993, Chikaru Hiramine, Masahiro Koselo và cộng sự, 1992).
Vấn đề thải độc, tăng cường miễn dịch cho cựu chiến binh của chiến trương Miền Nam Việt Nam.
Nhiều tác giả đã chủ trương thải độc (dioxyn) bằng cách làm tiêu mỡ, làm gầy đi, vì dioxyn hòa tan trong mỡ.
Hồi phục các thương tổn miễn dịch, làm trẻ lại hệ miễn dịch bằng cách nào? Nhiều tác giả đã chứng minh rằng các hocmon phôi, Vitamin B15, Vitamin E, cây đinh lăng, cây nhầu... có tác dụng chống quá trình xơ hóa, quá trình già và hồi phục các thương tổn của hệ miễn dịch. Các chất chiết từ một số vi khuẩn cũng đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Việc hướng dẫn sử dụng các thuốc nói trên cho phù hợp với thực trạng suy giảm miễn dịch phải do các thầy thuốc chuyên khoa chỉ định |