Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Viêm tụy mạn là gì? Phương pháp điều trị?

Đặc điểm giải phẫu chung của các thể viêm tụy mạn tính là sự xơ hóa tuần tiến củanhu mô tụy tạng, lần đầu dẫn đến sự phá huỷ ngày càng nặng của nhu mô tuỵ và sự suy giảm các chức năng của tụy. Các thương tổn có tính chất tỏa lan, hoặc khu trú thành từng ổ. Kèm theo thường có những thay đổi về kích thước ống Wirsung và các ống dẫn tụy (do giãn, hẹp hoặc sỏi tụy).

Bệnh thường biểu hiện chứng đau bụng mạn tính kéo dài kèm theo có những rốiloạn về hấp thu, hoặc dưới dạng những đợt viêm tụy cấp tái phát. Trong một số trường hợp, không có triệu chứng đau bụng mà chỉ có những rối loạn hấp thu.

Có nhiều thể loại viêm tụy mạn, có thể phân biệt ba thể chính sau đây (phân loại Marseiller - Rome 1998):

Viêm tụy mạn tắc nghẽn là thể thứ phát, hậu quả của một tắc nghẽn trên ống tụy như hẹp cơ thắt Oddi, lành tính hoặc ác tính, một dính sẹo trên ống tụy do chấn thương phẫu thuật hoặc một ung thư đầu tụy thể tiến triển chậm.

Viêm tụy mạn do viêm (chromic inflammatory pancreatitis): thâm nhiễm tế bào đơn nhân, xơ hóa, teo mô ngoại tiết. Những thể đặc biệt do di truyền, rối loạn chuyển hòa nội tiết.

Bệnh căn của viêm tụy mạn thể vôi hoá chưa được biết rõ ràng. rất ít gặp những trường hợp viêm tụy cấp chuyến tiếp thành viêm tụy mạn. Các nguyên nhân thần kinh, tuần hoàn, nhiễm khuẩn chưa có chứng minh rõ. Sự liên quan với bệnh gan cũng không rõ, tuy ở các bệnh nhân xơ gan tử vong, có một tỷ lệ xơ hoá tụy mạn tính, gọi là viêm tụy kẽ, nhưng bệnh này không có ý nghĩa vì không có biểu hiện gì về lâm sàng. Các yếu tố bệnh căn chính được thừa nhận hiện nay của viêm tụy mạn vôi hóa là các yếu tố về dinh dưỡng, đặc biệt chứng nghiện rượu mạn tính (thường gặp ở các nước phát triển) và tình trạng thiểu năng đạm kéo dài (thường gặp ở các nước nghèo nhiệt đới) đi đôi với sự sử dụng quá nhiều chất béo. Rượu làm tăng độ quánh và nồng độ protein của dịch tụy, làm dễ xảy ra sự kết tủa. Tình trạng thiếu đạm kéo dài gây ra thương tổn mạn tính ở nhu mô tụy. Viêm tụy mạn vôi hóa thường xảy ra ở nam giới nghiện rượu (từ 35 - 50 tuổi) trung bình 9 năm sau khi bắt đầu nghiện rượu. Vai trò của sỏi mật được nêu lên nhưng chưa được chứng minh rõ ràng.

Ở một số ít trường hợp viêm tụy mạn, thấy có hiện tượng tăng gammaglobulin và sự hiện diện những kháng thể kháng tụy, cocticoide có tác dụng tốt, khiến người ta nghĩ đến nguyên nhân tự miễn.

Ở một số trường hợp viêm tụy mạn tiên phát đặc biệt, có yếu tố bệnh căn là tính di truyền gia đình (bệnh viêm tụy mạn di truyền), bệnh nhầy nhớt tụy di truyền (mucoviscidose hoặc fibrose kystiaue du pancréas) hoặc chứng cường tuyến cận giáp, chứng tăng lipit huyết nội sinh.

Đối với các thể viêm tụy tắc nghẽn, nguyên nhân là sự tắc nghẽn ống tụy hoặc ở vùng bóng Vater hoặc ở eo tụy như hẹp bóng Vater, thương tổn do chấn thương hoặc phẫu thuật, do một u chèn ép ống tụy, v.v... làm tăng áp lực trong ống tụy, giãn các ống tụy và xơ hóa quanh các ống tụy.

Sau nhiều năm tiến triển, các thương tổn thường gặp như sự giản các nang tụy, sự kết tủa của protein trong các ống tụy tạo ra những thỏi đạm - canxi, sự xơ hóa quanh và giữa các chùm tuyến, lan khắp tuyến tụy phá hủy dần nhu mô ngoại tiết và nội tiết, thay thế bằng mô xơ đặc có thâm nhiễm. Sự giãn các tuyến nang và ống tụy dẫn đến sự hình thành những u nang của tụy, lúc đầu bé, sau có thể to ra vỡ vào cácmô quanh tụy và dịch tụy chảy vào tạo ra những u nang giả ngoài tụy.

Triệu chứng lâm sàng

Đau bụng là triệu chứng cơ bản hay gặp trong đại đa số các trường hợp. Vị trí đau thường ở vùng thượng vị, lan sang phải hoặc trái, thường xuyến ra sau lưng. Đau có thể dưới dạng đau bụng kéo dài mạn tính hoặc xuất hiện thành từng đợt từ vài giờ đến vài ngày rồi hết đau trong nhiều tháng. Đau thường xuất hiện sau khi ăn nhiều mỡ, uống rượu, làm việc nặng nhọc hoặc có cảm xúc mạnh. Mức độ đau có thể nhẹ, vừa, cảm giác tức bụng, nóng rát hoặc đau quặn, đau tăng nhanh rồi giữ cường độ đau dữ dội kéo dài trong nhiều giờ và trong nhiều ngày, chứ không thành những cơn đau quặn ngắn tiếp nhau. Khác với đau trong bệnh loét dạ dày tá tràng, các thuốc kiềm kháng axit không làm giảm đau và ăn uống vào làm đau tăng. Bệnh nhân thường ngồi hoặc nằm nghiêng, cúi úp lưng để giảm bớt đau, nhưng nhiều người phải sử dụng các thuốc có nha phiến, do đó dẫn đến tình trạng nghiện ma túy. Nếu đau nhiều có thế có buồn nôn và nôn, tuy nhiên ở khoảng 20% bệnh nhân kéo dài trong nhiều năm không đau bụng và chỉ ở giai đoạn sau, chức năng tụy suy giảm nhiều mới xuất hiện các biểu hiện kém hấp thu như ỉa lỏng, phân mỡ.

Gầy, sút cân là triệu chứng quan trọng thứ hai, khoảng 65 - 70% trường hợp, tình trạng này do thiểu năng các men tụy cần thiết cho tiêu hóa, đồng thời do bệnh nhân không dám ăn sợ gây ra đau.

Vàng da nhạt và ngắn ngày (2 - 10 ngày) xảy ra ở các trường hợp viêm tụy mạn, thường xuất hiện vài giờ sau cơn đau, nhưng khác với vàng da trong bệnh sỏi mật, không kèm theo sốt cao.

Rối loạn tiêu hóa chủ yếu là biểu hiện kém hấp thu, phân mỡ, màu sáng, lượng nhiều; thường xuất hiện ở giai đoạn muộn.

Khám thực thể thường không tìm ra triệu chứng gì rõ rệt, chỉ đau nhẹ khi nắn bụng. Giữa các thời kỳ đau, bụng mềm. Các điểm đau sườn - lưng thường không rõ. Ở các bệnh nhân gầy có thề sờ thấy tụy tạng to hơn bình thường, ngưng khi đó phải nghĩ thêm đến một u nang hoặc u tụy.

Các biện pháp chẩn đoán cậm lâm sàng

Chẩn đoán viêm tụy mạn ở giai đoạn đầu rất khó và không chắc chắn nên cần kết hợp các biện pháp cận lâm sàng từ đơn giản đến phức tạp để chẩn đoán.

Xét nghiệm: Đáng tiếc là không có những xét nghiệm có giá trị đặc hiệu.

Máu: Khác với viêm tụy cấp, amylaza và lipaza huyết tương thường không cao. Tuy nhiên dấu hiệu amylaza tăng sau một đợt đau bụng có ý nghĩa chẩn đoán, vì vậy khi nghĩ đến khả năng viêm tụy mạn nên thủ amylaza và cả glucoza 3 lần tiếp (24 giờ, 48 giờ và 72 giờ) sau cơn đau. Bilirubin và phosphataza kiềm có thể tăng, biểu hiện có viêm mạn tính quanh ống mật. Định lượng canxi, lipit và triglycerit huyết để phát hiện những trường hợp viêm tụy mạn trong cường tuyến cận giáp và tăng lipit huyết. Nghiệm pháp tăng glucoza huyết có thể phát hiện trạng thái tiền đái đường.

Nước tiểu: xét nghiệm amylaza niệu, glucoza niệu và sắc tố mật trong nước tiểu. Xét nghiệm D - xylosa giúp cho sự chẩn đoán chứng hấp thu kém.

Phân: Đo trọng lượng phân trong 1 ngày, xem màu sắc phân và quan sát dưới kính hiển vi các thức ăn không tiêu; định lượng mỡ trong phân bằng phương pháp hóa học để phát hiện chứng phân mỡ thường gặp ở thiểu năng tuỵ. Định lượng chymotryspin trong phân (hạ xuống dướ 5 đơn vị/1g phân).

Xét nghiệm trực tiếp dịch tá tràng và dịch tụy: Dùng các test secretin, test recretin - pankreozymin hoặc bữa ăn. Định lượng lactoferrin trong dịch tụy, nếu tăng cao là dấu hệu có giá trị của viêm tụy mạn.

Tuy nhiên, các phương pháp xét nghiệm dịch tụy phức tạp, tốn nhiều thời gian, chỉ có thể làm nhiều ở phòng thí nghiệm có điều kiện về trang thiết bị.

Chụp X quang cổ điển: Chụp X quang không chuẩn bị có thể phát hiện các sỏitụy vôi hoá. Ngoài ra chiếu dạ dày tá tràng, chụp khung tá tràng. Chụp tá tràng (hiện tượng giảm cường tính), chụp túi mật và đường mật có thể giúp cho chẩn đoán, nhưng chỉ ở giai đoạn bệnh đã tiến triển nhiều và thương tổn ở đầu tụy.

Siêu ấm cắt lớp bụng đã trở thành một biện pháp thông dụng rất có ích để chẩn đoán viêm tụy. Đánh giá kích thước tụy tạng và ống tụy, tình trạng nhu mô tụy, phát hiện các u nang tụy. Giá trị chẩn đoán được tăng lên nếu bổ sung bằng phươg pháp chọc hút tế bào tụy dưới sự hướng dẫn của siêu âm.

X quang cắt lớp vi tính (CT) có chỉ định khi siêu âm không nhìn rõ được tụy.

Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP) sau thì đầu nội soi thực quản dạ dày tá tràng là một phương pháp rất tốt, cho phép không cần phẫu thuật mà quan sát bóng Vater, các thương tổn ống tụy, các u nang tụy, sỏi mật, v.v...

Chụp động mạch tụy chọn lọc

Soi ổ bụng có thể quan sát tụy qua mạc nối nhỏ, bệnh nhân ờ tư thế đầu cao nằm nghiêng bên phải.

Sau cùng, có khi phải mở ổ bụng để chẩn đoán.

Tóm lại có thể phân biệt 3 giai đoạn trong quá trình kế hoạch chẩn đoán viêm tụy mạn.

Giai đoạn 1: Lâm sàng; siêu âm bụng; xét nghiệm sinh hóa về tụy: máu, nước tiểu, phân; X quang bụng thường 1uy; chụp X quang mật bằng đường tĩnh mạch.

Giai đoạn 2: Chụp X quang cắt lớp vi tính (CT); ERCP; Test secrétin - pancreozymin.

Giai đoạn 3: chọc hút tế bào hoặc sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm; cuối cùng, nếu cần thiết, phẫu thuật bụng để chẩn đoán.

Tiến triển và biến chứng

Bệnh thường tiến triển nặng dần. Các biến chứng cấp tính hay xảy ra trong 10 năm đầu. Đáng chú ý là sau 10 - 15 năm (gặp ở khoảng 1/3 bệnh nhân), do sự phá huỷ các tuyến, có hiện tượng giảm và hết đau bụng, nổi lên các triệu chứng kém hấp thu và đái đường.

Các cơn viêm tụy cấp.

Các u nang tụy, do sự giản các ống tụy hoặc các u nang tụy giả do sự hoại tử của tụy vào các khu vực xung quanh.

Chảy máu tiêu hóa (10% các trường hợp) do các sỏi tụy gây thương tổn các mạch máu lân cận hoặc do tăng áp lực tĩnh mạch của từng đoạn (đuôi tụy viêm chèn tĩnh mạch lách hoặc huyết khối tĩnh mạch lách).

Vàng da ứ mật do đầu tụy chèn ống mật chủ, xơ gan do rượu hoặc xơ gan mật.

Đái đường thường rõ ở 1/3 trường hợp, còn 1/3 khác chỉ có những rối loạn về đường huyết sau bữa ăn.

Hội chứng hấp thu kém, phân mỡ gặp ở 1/3 trường hợp.

Nôn mửa do hẹp tá tràng.

Tràn dịch các thanh mạc, phế mạc thường bên trái, cổ trướng, tâm mạc (ít hơn) do một u nang tụy giả bị rò vở vào, tràn dịch có hàm lượng amylaza cao và có thể có máu.

Nghiện ma túy

Ung thư tụy phát triển ở khoảng 3% số viêm tụy mạn.

Hoại tử mỡ ngoại vi (nécrose graisseuse periphérique), các nốt bì - hạ bì mọc ở chân, kích thước từ vài mm đến vài cm, sau vài tuần lễ mất đi, để lại những vết sẹo hoặc những đường rò chảy một thứ nước mỡ, kết hợp đau xương khớp ở 50% các trường hợp.

Chẩn đoán phân biệt

Ở giai đoạn đã phát triển muộn, chẩn đoán viêm tụy mạn không khó lắm, nhưng ở giai đoạn sớm, chẩn đoán không dễ, cần phân biệt với một số bệnh sau:

Các bệnh dạ dày kích thích, viêm dạ dày có nhiều cơn đau.

Loét dạ dày tá tràng, bệnh cảnh lâm sàng có khác, xét nghiệm X quang hay nội soi sẽ giúp cho chẩn đoán.

Đại tràng co thắt gây những cơn đau.

Các cơn đau của sỏi mật thường ngắn hơn, hay xảy ra ở phụ nữ. Siêu âm và chụp mật tĩnh mạch hoặc nội soi sẽ giúp cho chẩn đoán.

Ung thư tụy, bao giờ cũng phải nghĩ đến.Thường ung thư tụy xảy ra ở người lớn tuổi hơn. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính CT, chọc hút tế bào, ERCP là những xét nghiệm giúp cho chẩn đoán.

Những bệnh gây những cơn đau bụng tái diễn như viêm động mạch mạc treo, chứng hẹp ruột non mạn tính, bệnh rối loạn chuyển hóa pocphyrion, v.v...

Điều trị

Điều trị bảo tồn là chủ yếu

Các cơn cấp tính của viêm tụy mạn: điều trị như viêm tụy cấp.

Ở giai đoạn không có viêm cấp tính: cần đặc biệt chú ý chế độ ăn uống. Tuyệt đối không uống rượu. Chế độ ăn nhiều kalo, nhiều protein và hydrat, ít mỡ (20% của nhiệt lượng khẩu phần) và chia thành nhiều bửa ăn nhỏ.

Nếu có hiện tượng đại tiện phân mỡ, nên thay thế các chất béo thông thường trong thức ăn (chứa axit béo chuỗi dài, đòi hỏi có đủ lipaza tụy và axit mật mới hấp thu được) bằng loại chất béo triglycerit chuỗi trung bình (MCT) để hấp thu dù thiếu lipaza tụy và axit mật. Các chất này có nhiều trong các dầu thực vật như dầu dừa và một số biệt phẩm như dầu hoặc bột protagen (Mỹ), biosorbin, margarin, v.v...

Nếu phân mỡ kèm theo sút cân, sử dụng các biệt phẩm chứa các enzym tụy với liều cao như panereatin, cotazym, cobizym, festal, pangroel, v.v... uống vào các bữa ăn 3 - 8 viên và khi đi ngủ. Vì các enzym này có hiệu lực ở môi trường kiềm, cần cho phối hợp với bicacbonat natri (1 - 3g mỗi bửa ăn) hoặc cimetidin. Có thể dùng thêm lipaza 30.000 đơn vị quốc tế (6 - 12 viên/ngày). Để chống đau, ngoài các chất tụy, sử dụng dài ngày các thuốc kháng cholin tổng hợp, các thuốc giảm đau pyrazolon, phenaxetin, aspirin, v.v... tránh dùng thuốc có thuốc phiện, gây nghiện cho bệnh nhân.

Đối với bệnh đq1i đường trong viêm tụy mạn, không áp dụng cách điều trị giảm đường huyết bằng ăn uống vì bệnh nhân đã bị kém dinh dưỡng, mà sử dụng thuốc hạ đường huyết, đến khi không tác dụng, chuyển sang dùng insulin liệu pháp.

Đối với các tác giả nang tụy còn bé (dưới 2cm) chưa có biến chứng, lúc đầu điều trị bảo tồn, theo dõi bằng siêu âm. Nếu u to hơn có thể chọc hút dưới siêu âm. Nếu không đỡ hoặc biến chứng thì phẫu thuật.

Điều trị can thiệp bằng dụng cụ mà không phẫu thuật, nhằm mục đích chống đau và dẫn lưu.

Điều trị qua da dưới hướng dẫn cú siêu âm hay CT như chọc hút các nang và giả nang tụy, hoặc phong bế thần kinh tạng, với xylocain.

Điều trị nội soi qua ống soi tá tráng cắt cơ thắt tụy, có thể tiếp theo là luồn ống dẫn lưu tụy hoặc ống dẫn lưu mắt nếu có hẹp ống tụy hoặc hẹp ống mật.

Biện pháp nạo rút sỏi ống tụy hoặc nghiền sỏi tụy bằng sóng ngoài cơ thể (extracorporeal shock wave lithotrypsy).

Điều trị phẫu thuật: chỉ sử dụng cho các trường hợp đau quá mạnh mà điều trị bảo tồn không kết quả cho các trường hợp biếchứng như vàng da, chảy máu tiêu hóa, nang và giả nang tụy.

Sau khi phẫu thuật bụng, phẫu thuật viên trực tiếp khám xét tụy tạng và có thể tiến hành một số xét nghiệm như chụp X quang tụy, đo áp lực trong ống tụy, ống mật, chụp X quang lách cửa, để có một chẩn đoánthật chính xác và lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất. Các phẫu thuật thường dùng hiện nay là thủ thuật cắt cơ thắt qua môn vị, nối dẫn lưu ống tụy hoặc dẫn lưu ống mật chủ đểgiải quyết tình trạng ứ dịch tụy hay ứ mật. Các phẫu thuật cắt bỏ một phần tụy hiện nay ít chỉ định vì tiên lượng nặng. Đối với những ca đau quá dữ dội có thể tiến hành những phẫu thuật chống đau trên các hạch và hệ thần kinh giao cảm hoặc thần kinh tạng.

Nang và giả nang tụy

Nang và giả nang tụy là một biến chứng hay gặp, cần chú ý của viêm tụy.

Người ta phân biệt một cách cổ điển, nang tụy thật (Kyste vrai) và giả nang tụy (Pseudo kyste) ở đặc điểm nang tụy thật có thành biểu mô riêng, tạo thành những tế bào biểu mô hình khối còn nang giả không có thành biểu mô riêng. Nang giả thường là hậu quả của viêm hoại tử cấp, dịch tụy chảy vào khu vực bị thương tổn, sau một thời gian dài ngắn khác nhau (nhiều ngày hoặc nhiều năm) hình thành một túi nang, dần thành một vỏ xơ gồm những tế bào viêm và xơ. Trong thực tế, rất khó phân biết chính xác nang thật với nang giả dựa trên tiêu chuẩn cổ điển nói trên vì nang thật lâu ngày có thể mất đi thành biểu mô do tình trạng viêm hoặc quá căng. Đa số nang thậtđều bé, rất hiếm gặp nang tụy có kích thước to và biểu hiện lâm sàng rõ. Giả nang tụy phổ biến hơn, có thể gặp những nang tụy giả nhỏ, vừa và lớn, có khi to bằng quả bưởi. Giả nang tụy có thể nằm ngay trong nhu mô tụy, bên cạnh tụy hoặc lan đến nhữngnơi xa trong ổ bụng hoặc lồng ngực, trung thất.

Người ta có thể nêu lên các loại chính: Các nang và giả nang tụy, gây nên do sự căng giãn của một khu vực tuyến nang - tiêu quảncủa tụy, là hậu quả của viêm tụy mạn (hay gặp nhất) hoặc của một chướng ngại trên ống Wirsung, các nang và giả nang tụy hoại tử là hậu quả của viêm tụy cấp hoặc một chấn thương tụy; các nang bẩm sinh; (đây là những nang tụy thật); các nang tuyến (cystadenom); bọc nang sán.

Triệu chứng: Gồm các dấu hiệu của bản thân u nang, các dấu hiệu của bệnh kèm theo và những dấu hiệu do ảnh hưởng chèn ép của khối u nang sang các cơ quan khác.

Nang và giả nang khi còn bé, ít biểu hiện lâm sàng. Khi phát triển to lên, thầy thuốc nắn bụng thấy một khối u hình cầu, đàn hồi, mặt nhẵn. Siêu âm ổ bụng phát hiện được các nang và giả nang tụy còn bé.

Triệu chứng kèm theo hay gặp nhất là triệu chứng đau của các bệnh viêm tụy mạn vôi hóa hoặc viêmtụy cấp. Trong viêm tụy cấp, u nang thường hình thành 10 - 20 ngày hoặc chậm hơn sau cơn viêm tuỵ cấp. Sau khi triệu chứng đau dữ dội, sốt giảm bớt được ít ngày, đột nhiên đau mạnh trở lại, kèm theo sốt 38 - 38,50C, amylaza huyết tăng trở lại là những dấu hiệu của sự hình thành và phát triển của nang tụy giả. Tuy nhiên cũng có trường hợp viêm tụy cấp, sự hình thành của nang tụy xảy ra một cách im lặng, dần về sau do sờ nắn mà phát hiện ra một u nang ở thượng vị hoặc hố chậu. Ảnh hưởng của u nang đối với cơ quan xung quanh, khi nang phát triển to, thường là gây ra chứng đau bụng liên tục hoặc từng cơn, buồn nôn, nôn mửa, sút cân và trong nhiều trường hợp có thể gây ra vàng da (10 - 25% trường hợp).

Các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Về xét nghiệm: Có thể gặp tăng bạch cầu, thiếu máu, tăng đường huyết. Đáng lưu ý nhất là tăng amylaza huyết kéo dài.

Các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Về xét nghiệm:Có thể gặp tăng bạch cầu, thiếu máu, tăng đường huyết. Đáng lưu ý nhất là tăng amylaza huyết kéo dài.

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán rất có giá trị. Phát được các u nang còn bé, cho phép theo dõi sự tiến triển của u nang để có phương hướng xử trí, có thể hướng dẫn chọc hút dịch nang.

X quang: trong một số trường hợp, chụp ổ bụng không chuẩn bị thấy được hình u nang. Chụp X quang ống tiêu hóa cho thấy các hình ảnh chèn đẩy của nang đối với các cơ quan lân cận như dạ dày, tá tràng, đại tràng.

Nội soi chụp mật tuy ngược dòng (ERCP) có giá trị chẩn đoán, nhưng kỹ thuật tương đối phức tạp và có nguy cơ gây bội nhiễm cho nang, chỉ nên thực hiện khi đã có quyết định chẩn bị phẫu thuật.

Tiến triển và biến chứng: Các nang và giả nang tụy có thểtự xép đi và tự lành. Nhưng đa số có xu hứơng trở thành mạn tính (50% các nang của viêm tụy cấp và hầu hết các nang trong viêm tụy mạn) có thể xảy ra các biến chứng như:

Vỡ: thường vỡ trong ổ bụng tạo nên cổ trướng hoặc vỡ vào phế mạc trở thành tràn dịch phế mạc dai dẳng. Dịch hút ra có thể là thanh dịch hoặccó mủ, có máu, với đặc điểm là hàm lượng amylaza tăng cao. Nang vỡ vào phù

tạng rỗng của ống tiêu hóa, có thể gây đau hoặc yên lặng và là nguyên nhân làm nang xẹp đi, tự lành.

Chảy máu: xảy ra trong 10 - 35% trường hợp do ăn mòn các nhánh của động mạch lách hoặc động mạch dạ dày tá tràng.

Nhiễm khuẩn là một biến chứng nặng. Có thể tự xảy ra hoặc là hậu quả của một biến chứng nặng. Có thể tự xảy ra hoặc là hậu quả của một thủ thuật chẩn đoán (chọc dò, nội soi ERCP, v.v...) dẫn tới apxe tụy. U nang trở nên rất đau, bạch cầu tăng và chuyển trái, vàng da. Cần giải quyết bằng ngoại khoa.

Điều trị: các nang giả còn bé gây ra bởi viêm tuy5 cấp hoại tử có thể tự xẹp, lành trong vòng 6 tuần lễ, do đó lúc đầu nên theo dõi nội khoa (lâm sàng, siêu âm).

Các nang giả trong viêm tụy mạn mà kích thích bé, dưới 2cm, không biến chứng, theo dõi nội khoa. Nếu lớn hơn có thể chọc hút ô khuẩn dưới siêu âm.

Với các nang mạn tính, kích thích lớn, chèn ép ống mật chủ gây vàng da hoặc các nang đã biến chứng cần điều trị ngoại khoa. Các phương pháp phẫu thuật chính là phẫu thuật dẫn lưu nối u nang hoặc ống Wirsung gian to với ống tiêu hóa như dạ dày, hoặc tốt nhất với một quai của hỗng tràng.

Với các nang bẩm sinh và u nang bào sán, khi đã phát hiện to gây chèn ép, phẫu thuật cắt bỏ u nang.

Các thủ thuật cắt một phần tụy hiện nay ít dùng vì tiên lượng không tốt lắm.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình