Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Viêm xương tủy hàm là gì? Phương pháp điều trị?

 

Xương hàm bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiễm khuẩn thường gặp do răng sang chấn, hóa học hay yếu tố vật lí. hiện nay có hai từ thường dùng để chỉ tổ chức xương bị viêm là viêm xương và viêm xương tủy. Viêm xương (osíeite) theo Rolland J., Aupicvon A., Margainaud J. P., là từ dùng để chỉ những thương tổn viêm của tổ chức xương do kích thích, nhiễm khuẩn gân nên từ những yếu tố gây bệnh. Các tác giả như Dechaume A., chaput thường dùng từ viêm xương để chỉ những thương tổn do nguyên nhân tại chỗ, còn viêm xương để chỉ những thương tổn xương bị viêm do nguyên nhân toàn thân theo đường máu. Thoma K., Kruger G.O., chỉ dùng từ viêm xương tủiy (osteomyelitis) để chỉ chung tất cả các thể viêm xương do nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thể, thể khu trú cũng như lan rộng. Thoma còn phân loại theo bệnh căn, trong đó có viêm xương tủy do viêm xương, viêm màng xương tiến triển gây nên.

Trong viêm xương tủy, thương tổn bao gồm cả xương và tổ chức tủy, quá trình có thể lan tràn đến những vùng rộng lớn của xương hàm. Xương mục thường lớn. Nguyên nhân nhiễm khuẩn có thể do đường máu từ nơi khác lan đến. Do đường máu hay gặp ở trẻ em từ một bệnh nhiễm khẩn toàn thân như sởi, thương hàn, lao và khu trú thứ phát ở xương.

Sự phân biệt giữa viêm xương và viêm xương tủy cũng chỉ là tương đối vì ở giai đoạn toàn phát của viêm xương lan tỏa, triệu chứng lâm sàng cũng giống viêm xương tủy hay viêm xương tủy có thể xảy ra từ viêm xương. Mặt khác, về tổ chức học, nói viêm xương tức là viêm hốc tủy và hệ thống Havers, vì xương được nuôi dưỡng nhờ những thành phân trong hốc t3y.

Từ bệnh căn và giải phẫu bện nói trên, co thể thấy viêm xương và viêm xương tủy chỉ là một, hay viêm xương là một giai đoạn của viêm xương tủy.

Yếu tổ giải phẫu và định khu

Xương hàm hay bị viêm hơn các xương khác do những yếu tố thuận lợi sau đây:

Ở xương hàm, răng hay bị nhiễm khuẩn cấp và mạn từ đó lan truyền vào xương.

Xương hàm phần lớn được niệm mạc dính che phủ nên những thương tổn do nhiễm khuẩn, sang chấn, bệnh lý dễ lan trực tiếp đến xương.

Xương hàm chịu những qua trinh thay đổi sinh lý như hình thành và mọc răng. Những quá trình đó có thể biến chứng va gây nên viêm xương tủy hàm.

Xương hàm dưới là xương đặc kiểu havers ở phần bao chung quanh xương như vỏ ngoài, vỏ trong, bờ nền, còn phần giữa là xương xốp. Xương hàm dưới hay bị viêm hơn xương hàm trên, vì: vị trí trủng, dễ ứ đọng dịch tiết và chất nhiễm khuẩn; vỏ xương dày, quá trình nhiễm khuẩn khó xuyên qua nên duy trì lâu dài trong tủy và xương, màng xương dày, ngăn cản nhiễm khuẩn xuyên qua, tuần hoàn ít so với xương hàm trên, tưới máu chỉ do động mạch duy nhất là động mạch răng dưới, do đó sự đề kháng chống nhiễm khuẩn kém hơn so với xương hàm trên. Ở xương hàm trên, do xương xốp, vỏ mỏng, quá trình nhiễm khuẩn xuyên qua và thoát dễ hơn, nên quá trình hoại tử xương được hạn chế, xương mục mau bị tách rời.

Do vị trí liên quan, các ổ nhiễm khuẩn từ miệng, hố mũi, xoang hàm dễ xâm nhập vào xương hàm trên.

Yếu tố bệnh sinh

Nguyên nhân tại chỗ

Do răng: răng nhiễm khuẩn viêm tủy hoại thư, viêm quanh chóp răng, biến chứng do nhổ răng, do mọc răng khôn là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm xương tủy.

Nang răng hay u nhiễm khuẩn.

Viêm xương ồ răng, viêm quanh thân răng khôn, nhiễm khuẩn túi thân răng mọc ngầm, nhất là răng khôn hàm dưới.

Bệnh quanh răng như viêm quanh răng, từ đó nhiễm khuẩn lan qua xương ổ răng vào răng.

Cấy ghép trong xương hàm không được dung nạp.

Gãy xương nhất là gãy xương hở hàm dưới, đường gãy thông với ổ miệng hay đi qua vùng răng nhiễm khuẫn.

Viêm nhiễm phần mềm quanh xương hàm, viêm niêm mạc miệng, nhọt ở mặt, cụm nhọt, viêm quầng cũng là những nguyên nhân gây viêm xương.

Nguyên nhân toàn thân

Nhiễm khuẩn toàn thân như sởi, cúm, thương hàn, lao, giang mai, vi khuẩn đi theo đường máu, khu trú ở ống Havers. Những trường hợp này hay gặp ở trẻ còn bú và tuổi thiêu niên. Ở trẻ nhỏ bệnh cảnh có hình thái giống viêm xoang (giả viêm xoang).

Viêm xương tủy do đường máu tỏa lan ở nhiều xương khác, trong đó có khu trú ở xương hàm.

Bệnh đái tháo đường.

Giải phẫu bệnh

Viêm tổ chức xương và tủy qua các giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn viêm sung huyết cấp: thể hiện bằng giãn mạch, cương máu của tổ chức tủy, bạch cầu xuyên mạch và rỉ dịch. Tủy bị thâm nhiễm bạch cầu đa nhân. Quanh tủy còn thấy lympho bào, tương bào và tổ chức liên kết tăng sinh. Các hốc của bè xương không còn tế bào vì đã bị hoại tử. Xương và màng xương hơi dày. Ở giai đoạn này bệnh có thể hồi phục.

Giai đoạn làm mủ xương: có nhiều mạch máu bị tăc, các cục huyết khối nhiễm khuẩn có thể thành những ổ apxe khắp cà xương, t3y chết. trướxc hết có những ổ mủ nhỏ trong xương, cac ổ mũ to dần và phá hủy màng xưong lan vào phần mềm quanh xương hàm. Do mạch bị tắc, có những phần xương bị hoại tử, xương chung quanh bị tiêu. Xương hoại tử bị cô lập thành xương mục. Xương mục có màu trắng đục, thường ở trong ổ mủ và tổ chức hạt. Do quá trình viêm lan rộng vào ống Havers và Volkmann nên vỏ xương bị thiếu máu. Khi mủ đã toát ra bề mặt của xương thì màng xưong bị bong, những mãnh vỏ xương hoại tử tách khỏi tổ chức xương do hoạt động của hủy cốt bào. Mặc dầu màng xương bị bong khỏi xương trong quá trình viêm, nhưng một số tế bào còn sống sót và khi giai đoạn cấp đã qua thì một bao xương mới sẽ hình thành nên xương mục. Mủ xuyên qua bao xương để chảy ra ngoài. Mủ kéo dài nhiều hay ít tùy điều trị. Như vậy cơ chế của hoại tử xương do bị mất mạch máu nuôi dưỡng và do nhiễm khuẩn đưa đến nghẽn mạch. Vùng xương bị hoại tử nhanh chóng được bao bọc bởi một vùng xương hiếm, mất vôi ở tổ chức xương lành. Do quá trình mất vôi ở xương lành và tiêu xương ở xương hoại tử nên kết quả là xương mục bị tach rời. Xương mục bị loại nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ lớn và vị trí giải phẫu của xương. Nên chú ý rằng, khi xương mục đã bị tách khỏi xương lành do bị mủ bao quanh, hủy cốt bào không thể hoạt động hủy xương được nữa, xương mục khi đó mang tính chất viêm mạn tính.

Về nguyên tắc, xương mục không thể hồi phục được nữa, nhưng trong thời đại kháng sinh, người ta thấy có trường hợp xương mục hồi phục, có thể do tế bào còn sống sót hoạt động trở lại, vì thế không nên can thiệp phẫu thuật quá sớm để lây xương mục.

Nếu mãnh xương mục to, chiếm cả chiều cao xương hàm, có thể bị gãy xương bệnh lý. Viêm xương tủy hàm dưới xảy ra không những do mủ hoặc dịch rỉ viêm tụ ở phần xốp của xương, mà còn xảy ra khi màng xương bị bong rộng vì axpe dưới màng xương cũng can thiệp vào quá trình tưới máu, và có khi gâ hoại tử xương do không có máu nuôi dưỡng. Trong quá trình nhiễm khuẩn nặng, cả hai quá trình trong tủy và dưới màng xương có thể cùng xảy ra..

Về lâm sàng, giai đoạn làm mủ xương và xương mục thểb hiện bằng rò da hay niêm mạc. Trường hợp không điều trị đúng có thể gây nên nhiễm mủ huyêt hay nhiễm độc.

Giai đoạn tái tạo xương; khoảng 15 ngày sau khi xương bị viêm, có sự phản ứng màng xương, thể hiện bằng lắng đọng xương mới và tăng sinh tổ chức xơ liên kết, Đôi khi do quá trình tái tạo quá mức nên hình thành u giả phì đại. Trong tái tạo và sinh xương mới ở xương hàm, vai trò cơ bản là màng xương.

Viêm xương tủy hàm dưới

Viêm xương tủy do nguyên nhân tại chỗ

Viêm xương màng xuơng là thể viêm xương nhẹ hơn cả, biểu hiện lạ6m sàng dưới các thể cấp và mạn

Thể viêm xương - màng xương cấp: thường gặp ở trẻ erm, vì khả năng sinh xương mạnh của màng xương.

Nguyên nhân do viêm tủy răng rồi viêm quanh chóp răng, gần với bản xương. Nhiễm khuẩn từ tủy đến chóp răng, làm thành u hạt do phì đại tổ chức liên kết. Nếu không điều trị, u hạt to dần thành nang. Quá trình việm tiến triển ra ngoài dưới thể phản ứng màng xương. Viêm màng xương cấp cũng có thể do viêm xương tủy lan dần.

Khám; có triệu chứng rõ của viêm dây chằng răng nguyên nhân. sờ thấy bản xương trong hay ngoài của xương hàm dưới dà và đau. Sưng nề phần mềm tương ứng với răng nguyên nhân làm biến dạng mặt. Trường hợp viêm màng xương lan rộng thì có khít hàm và lung lay răng.

cụp X quang: tư thế sau xương ổ răng thấy hình sáng quanh chóp răng kề với vỏ xương.

Thế viêm xương - màng xương mạn hay dày màng xương xảy ra trực tiếp sau giai đoạn viêm màng xương cấp hoặc viêm ở mức đ8ộ nhẹ ngay từ đầu, có đặc điểm là tăng sinh tổ chức liên kết. Thể này thường gặp ở trẻ em hay người trẻ co bị viêm quanh răng mạn hay do viêm tủy răng hàm dưới.

Về lâm sàng, khám thấy mặt biến chứng, sờ thấy bờ dưới xương hàm dưới dày, không đau, chọc dò chạm màng xương, dày, không có mủ. Răng nguyên nhân thường bị viêm quanh răng hay quanh chóp.

cụp X quang sau ổ răng thấy hình thương tổn nhiễm khuẩn quanh chóp và dây chằng và nhất là dày màng xương ở bờ nền xương hàm.

Viêm dày màng xương sẽ khỏi nếu nhổ hoặc chữa răng nguyên nhân.

Apxe dưới màng xương thường gặp ở trẻ nhỏ và thiếu niên, ở những vùng không có cơ bám, nhiễm khuẩn làm bong màng xương và mủ tụ dưới màng xương, vùng răng số 6 hàm dưới và bờ ổ răng.

Vùng răng số 6 dưới: hay gặp ở trẻ em nhỏ do nhiễm khuẩn chóp răng, phjần mềm thâm nhiễm ít, sờ thấy sưng nề, đau ở mặt ngoài, mặt trong và bờ nền xương hàm dưới. Dấu hiệu toàn thân có nhiều hay ít.

Vùng bờ ổ răng: loại apxe này gặp ở nhiều trẻ em nhỏ do nhiễm khuẩn chóp răng rữa hình thành loại apxe dưới lợi, dưới màng xương (parulie), hay đôi khi cũng gặp ở người lớn do nhiễm khuẩn túi quanh răng. Đó là những apxe nhỏ dưới niêm mạc xơ, hay ở phía tiền đình, xuất hiện vài ngày sau khi hàn răng sữa. Rất đau khi sờ nắn, có dấu hiệu chuyển sóng. Apxe vỡ bất chợt và tái lập lại ngay nếu không chữa răng nguyên nhân.

Đối với apxe dưới màng xương, nếu nhổ hay chữa răng nguyên nhân phối hợp với rạch apxe thường dễ khỏi.

Viêm xương ổ răng: là loại viêm xương nhỏ, thường xảy ra sau nhổ răng (đôi khi do apxe lợi hay apxe u hạt).

Nguyên nhân: khi nhổ răng làm gãy bờ xương ổ răng hay vách giữa cvhân răng, mãnh gãy không được nuôi dưỡng bị nhiễm khuẩn và hoại tử. Đôi khi mãnh xương tuy không bĩ gãy nhưng bị thiếu máu do dùng thuốc tê có adrenaline.

Viêm xương ổ răng khô: sau nhổ răng, đau dữ dội, ổ răng không liền sẹo, xung huyết, trong có tổ chưc hạt nhiễm khuẩn khô.

Viêm xương ổ răng mủ: xuất hiện chậm hơn. Với triệu chứng da9u kéo dài, sau nhổ răng ổ răng không khỏi (8-10 ngày), đầy máu cục bẩn, máu xám hay tổ chức hạt như nụ thịt nhiễm khuẩn, làm mủ.

chụp X quang có thể thấ mãnh xương mục hay phát hiện đươ85c mẩu chân răng hoặc nang răng còn sót lại. Xương ổ răng có thành bị xâm lấn không đềuy với vách giữa ổ răng bị tiêu một phần.

Tiến triển: làm mủ kéo dài cho đến khi xương mục bị loại bỏ tự phát hay lkấy ra. Đôi khi viêm lan rộng gây việm xương tủy, viêm phần mềm.

Viêm xương vỏ là thể viêm xương tử nông vào sâu do nhiễm khuẩn da (nhọt) hay niêm mạc (viêm miệng), hoặc do răng gây viêm mô tế bào sau đó viêm màng xương, nhưng cũng có thể gãy xương mục, thường thấy ở bờ nền xương hàm dưới, hay tiến triển thành viêm xương tủy lan rộng.

Viêm xương tủy tỏa lan: có người còn gọi là viêm xương tỏa lan. Thể này ít gặp từ khi có kháng sinh. Viêm xương tỏa lan gặp ở người đã có những dấu hiệu viêm nhiễn về răng sau một thời gian như viêm quanh răng, viêm tủy hoại thư, biến chứng, hoặc sau nhổ răng, gãy xương hàm, apxe quanh hàm với các triệu chứng lâm sàng.

Khởi đầu: với những dấu hiệu đau của viêm quanh răng với tủy hoại thư đau dữ dội, liên tục, lan rộng, nhất là đau vê đêm, không đỡ với thuốc giảm đau, sốt cao 39-40­0C, mạch nhanh, mất ngủ, mệt mỏi, tình trạng nhiễm khuẩn, suy nhược. chẩn đoán giai đoạn này khó. cần tìm các dấu hiệu khác như lung lay răng nguyên nhân và răng kế cận; khít hàm nhiềuy hay ít. Dấu hiệu tê thần kinh răng dưới ở vùng môi dứoi mép, dấu hiệu Vincent. Chụp tia X ở giai đoạn này chỉ để phát hiện thương tổn và răng nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian vài ngày mới thấy hìonh ảnh mất vôi mức độ rộng nhiều hay ít.

Giai đoạn toàn phát: sau 2-3 ngày của giai đoạn khởi đầu nếu không điều trị thì dấuy hiệu toàn thân và chức năng nặng thêm, nhiệt độ dao động cao, mệt mỏi, nhiễm khuẩn, ambumin niệu.

Đau lan cả hàm và mặt, có từng cơn đau dữ dội, không đỡ với thuốc giảm đau. Khít hàm nhiều. hơi thờ hôi, chảy nhiều nườc bọt. Tề môi rõ.

Khám ngoài miệng: sưng, biến dạng một bẹ6n mặt, vùng cành ngang và góc hàm thành một khối với xương, da nóng, đỏ, xung huyết.

Khám trong miệng: khó khám vì khít hàmn không há được miệng. Sưng nề bản xương ngoài và trong (mặt tiền đình và mặt lưỡi), sờ rất đau, niêm mạc phù nề, đỏ.

Răng vbùng sưng lung lay, trong đó có răng nguyên nhân viêm tủy hoại thư, khi chạm và gõ thì đau, các răng cạnh răng nguyên nhân không sâu nhưng cũng lung lay, có thể không phản ứng với nhiệt.

chụp X quang thấy rõ vùng mất vôi mờ, bờ không đều, ở giữa có thể thấy một hay nhiều vùng xương mục. Màng xương, bờ nền xương hàm có nơi đã dày.

Giai đoạn xương mục: trong khoảng một thời gian đã có thể có xương mục lung lay. những dấu hiệu toàn thân như đau, sốt không còn, sưng giảm dần, nhưng vẫn còn tê môi, đặc biệt, xuất hiện rò da hay niêm mạc. thăm khám bằng treăm qua lỗ rò thấy xương bộc lộ, ráp, ha thấp xương mục rời, lung lay. Những tuần lễ sau mặc dầu đã nhổ răng nguyên nhân, ổ mủ đã được mở dẫn lưu nhưng bệnh vẫn không khỏi, nề quanh hàm, tê vùng thần kinh cằm, nhiều răng lung lay, chảy mủ ở cổ răng.

chụp X quang (hàm chêch hay toàn canh thấy rõ hình ảnh xương mục: đó là những hình ảnh quanh mở đều được bao bọc chung quanh bởi vùng không cản quang, sáng, có lấm tấm những đểm mất vôi. Xương mục có thể mang răng. Xương mục có thể tự loại ra ngoài thông thường là phải can thiệp phẫu thuật. khi đã hết xương mục, rò cũng khô dần và đóng kín, chuyển sang giai đoạn tái tạo.

Giai đoạn tái tạo: kéo dài nhiều tháng. Chỗ mất xương được tái tạo dần, và chỉ ổ vùng xương bờ nền những di chứng chức năng vẫn còn tồn tại như mất răng, sẹo xấu, tê môi. Những răng ở ngoài xương mục chắc lại dần.

Biến chứng của viêm xương tùy tỏa lan:

Nhiễm khuẩn lan rộng gây viêm khớp thái dương hàm, có thể dẫn đến cứng khớp hàm, viêm cơ, apxe quanh hàm, sàn miệng.

Huyết khối tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ huyết, đau dây thần kinh mặt, liệt mặt.

Gãy xương bệnh lý, khớp giả, biến dạng hoặc teo xương hàm (đối với trẻ em), nếu để muộn.

Những thể lâm sàng:

Đối với trẻ nhỏ: viêm xương tủy thường do nhiễm khuẩn răng sữa gây nên hoặc răng hàm lớn thứ nhất. Triệu chứng toàn thân dữ dội, mầm răng vĩnh viễn có thể bị loại ra ở giai đoạn rò má. những biến chứng thường gặp là viêm khớp hàm đưa đển cứng khớp hàm, rối loạn phát triển xương hàm dưới như teo xương, biến dạng mặt.

Đối với người già: hiếm gặp thể viêm xương tủy cấp, mà thường là do cơn bột phát cấp của viêm mạn xảy ra sau nhổ răng hay chân răng nhiễm khuẩn.

Đặc biệt có thể gặp viêm xương tủy hàm lan rộng ở người có tuổi, người già, do cơ thể suy nhược, kém dinh dưỡng, kém đề kháng. Ở thể này viêm xương tủy hàm do răng có thể gây ra những xương mục lớn, lan rộng không những nửa hàm, mà cả ai bên hàm, làm gãy xương bệnh lý, mất một phần hay toàn bộ hàm, có khi phải tháo khớp hàm. Viêm xương tủy kéo dài nhiều tháng, rò mủ, xương mục lan rộng, biến chứng apxe lan sang cả phần mềm, thì việc điều trị rất khó khăn và kéo dài.

Trong những trường hợp này, điều trị cần phối hợp lấy xương mục kịp thời, mở các ổ mủ, nhổ răng nguyên nhân, chuẩn bị phương tiện giữ xương hàm trong trường hợp lấy xương mục lớn, gây xương bệnh lý, nâng cao thể trạng, săn sóc tốt sau phẫu thuật (giãn lưu nhanh mủ, truyền dịch, đạm, máu, cho kháng sinh đúng loại: dựa trên kháng sinh đồ: và nhanh, mạnh, đủ liều lượng).

Viêm xương tủy do nguyên nhân toàn thân: rất hiếm gặp so với nguyên nhân tại chỗ. Nguyên nhân viêm xương tủy thường do tụ cầu khuẩn vàng gây ra, nhưng tình trạng toàn thân và tại chỗ của cơ thể là những yếu tố dễ tạo điều kiện cho viêm xương tủy. mô tả một số thể:

Viêm xương tủy theo đường máu ở xương hàm dưới: là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân, khu trú thứ phát ở xương hàm dưới (rất ít khi khu trú ở xương hàm trên). Về giải phẫu bệnh, vi khuẩn theo đường máu vào tổ chức liên kết của ống havers gây xung huyết tại chỗ. Nếu tiến triển sẽ dẫn đến làm mủ, mủ sẽ tụ ở trong những hốc xương.

Nguyên nhân thuận lợi: có thể gặp lứa tuổi từ 3-6 tháng cho đến 20 tuổi. Cơ thể bị suy nhược, nhiễm khuẩn cũng là yếu tố thuận lợi. Xương hàm dưới, nhất là góc hàm thường hay bị vì kém được nuôi dưỡng, và những mầm răng lớn là những điểm khu trú của nhiễm khuẩn.

Thường do tụ cầu vàng và đường vào vi khuẩn là những thương tổn ở da và niêm mạc như nhọt, chốc, cụm nhọt, viêm quầng, và cũng có thể do viêm họng, cúm hay viêm một xương khác.

Bệnh tiến triển qua các giai đoạn khởi đầu, nhiễm khuẩn máu, khu trú xương, toàn phát (làm mủ và rò) và tái tạo

Giai đoạn khởi đầu, nhiễm khuẩn máu (4-7 ngày), đau dữ dội, sốt cao 4­­­­00C, da nhột nhạt, rét run, nhiều mồ hôi, nôn mửa, mạch nhanh nhỏ, thở ngắn và nông, mệt mỏi, nước tiểu ít và có protein.

Cấy máu có thể dương tính (tụ cầu vang)

Giai đoạn khu trú xương: vào ngày thứ 5. Đau dữ dội, liên tục và sưng vùng góc hàm, nhưng trước đó không có dấu hiệu đau răng. Co khít hàm, lợi vùng răng hàm xung huyết, sờ thấy bản xương hàm dày, rất đau, nhiều răng lung lay, gõ đau, dấu hiệu Vincent có thể có, rãnh tiền đình sưng đầy. Sưng to vùng góc hàm, lan đến các vùng khác, viêm đến các vùng khác, viêm tiến triển nhanh đến axpe.

Giai đoạn làm mủ và rò: rò ra da hay niêm mạc, mủ thốI, dùng trâm khám qua lỗ rò thấy xương bộc lộ, ráp, có thể có xương mục. Các dấu hiệu chức năng và thực thể vẫn còn, tuy tình trạng toàn thân có khá hơn. Chụp X quang thấy hình mất vôi, không có thương tổn chân răng. Giai đạon này kéo dài khoảng hai tuần.

Giai đoạn xương mục và tái tạo xương: giai đoạn này kéo dài nhiều tháng. Các dấu hiệu toàn thân không còn, xương hàm quá phát vì dày xương, qua lỗ rò mủ, thăm dò thấy xương mục. Sau khi loại bỏ hết xương mục là giai đoạn tái tạo xương

Viêm xương tuỷ hàm do lao ngày nay rất hiếm gặp, kể từ khi có thuốc kháng sinh chống lao. Nhiễm lao xương hàm thường gặp ở xương hàm trẻ em, ít gặp ở người lớn. Ở xương hàm dưới, lo hay khu trú ở góc hàm và xương cổ răng. Có thể gặp ở cung tiếp, xương má. Trực khuẩn Koch xâm nhập vào xương hàm theo đường máu hay đường niêm mạc ở một người bị lao phổi có trực khuẩn Koch. Lao xương hàm biểu hiện dưới các thể lan toả dưới màng xương, thể trung tâm và thể ổ răng.

Thể lan toả dưới màng xương: sưng một bên góc ham, không bị khít hàm, không tê môi, có thể có hạch cổ. Răng không tổn thương, phản ứng da dươg tính mạnh. Tiến triển dđến apxe lạnh, rò ra da. Thăm khám thấy xương mềm. Chụp X quang thấy hình mất vôi, bờ không rõ.

Thể trung tâm: hay khu trú ở cành, lên tiến triển chậm, rò ra da hay niêm mạc, có thể bị bôi nhiễm và gãy xương bệnh lý. Chụp X quang thấy hình khuyết xương không đều.

Cả hai thể có thể cùng phối hợp

Chẩn đoán phân biệt viêm xương tuỷ do lao với viêm xương tuỷ do răng, do đường máu, giang mai, u xương hàm dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, đặc trưng của bệnh và nhất là tiêm truyền cho chuột lang và sinh thiết.

Thể xương ổ răng: trên một bệnh nhân bị lao phổi có cơn bột phát vhảy mủ quang răng hay sau khi nhổ răng, ổ răng không lành, lợi bị loét, dễ bong và trơ xương. Sau đó có nhiều chỗ rò ở lợi hay da, có xương mục. Chụp X quang thấy mất vôi xương ổ răng hay xương mục. Nên khám và chụp phổi tìm nguyên nhân.

Các thể lao đều điều trị bằng kháng sinh chống lao, chỉ định phẫu thuật lấy xương mục phải rất thận trọng.

Viêm xương tuỷ hàm do giang mai: ít gặp, lúc đầu khó phân biệt với viêm xương tuỷ hàm do răng hay đường máu.

Thương tổn xương do giang mai bẩm sinh trẻ em (vào khoảng tháng thứ 6) biểu hiện bằng viêm màng xương cốt hoá, dày bờ nền, bản xương trong và ngoài của xương hàm dưới. Viêm màng xương có tính chất đối xứng khu trú hay lan rỗng. Chụp X quang thấy hình vôi hoá không đều ở thân và đầ xương, hình mất vôi ở hành xương (métaphyse)

Giang mai thời kỳ hai có thể gây đau kiểu thần kinh, xương hàm dưới, kèm theo viêm màng xương.

Giang mai thời kỳ ba biểu hiện bằng gôm giang mai khu trú ở canh ngang hay cành lên xương hàm dưới, với triệu chứng viêm xương hay viêm màng xương.

Cần phân biệt với viêm xương do răng, do lao hay u. Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh và sinh thiết.

Viêm xương tuỷ hàm do nấm Actinomyces: ít gặp ở xương hàm. Thường phối hợp với viêm nhiễm do tạp khuẩn.

Đặc đểm là viêm xương và có phản ứng màng xương. Ít khi có xương mục. Hình ảnh điện quang không khác các thể viêm xương khác. Loại nấm thường gặp là Actinomyces isracli. Có ba thể viêm xương tuỷ do Actinomyces.

Thể trung tâm xuyên sâu: ít gặp ở xương hàm dưới, biểu hiện lâm sàng như viêm xương, tiến triển chậm, thâm nhiễm phần mềm rõ, không đau, lưng lung lay có thể rụng răng.

Thể u trung tâm: rất hiếm, khu trú ở góc hàm, sưng mạn tính, không ảnh hưởng phần mềm, không có dấu hiệu chức phận, tiến triển kéo dài và rò. Chụp X quang thấy hình ảnh viêm xương.

Thể ngoại vi viêm xương và loét: rất hiếm gặp, có thể thấy dưới thể viêm xương ổ răng và niêm mạc lợi. Hình ảnh X quang là viêm xương ổ răng, mất vôi và bờ không đều.

Chẩn đoán viêm xương tuỷ do Actinomyces phải dựa vào xét nghiệm vi thể, soi và cấy nấm, tìm hạt vàng và sợi nấm hay sinh thiết.

Viêm xương tuỷ hàm do nguyên nhân ngoại sinh: đó là những thể viêm đặc biệt do tai nạn điều trị hay nhiễm độc vì bệnh nghề nghiệp, gây nên bởi những yếu tố hoá học hay lý học, hay do những chất phóng xạ.

Hoại tử xương hàm do asen:

Nguyên nhân: do asen diệt tuỷ sai kỹ thuật, asen chạm trực tiếp vào lợi, hay ngấm qua chất hàn không kín, hoặc asen ngấm qua chóp răng vào dây chằng ổ răng, vào xương hàm, phần mềm, vách xương giữa các răng

Triệu chứng: đau liên tục kiểu viêm răng, niêm mạc lợi vùng cổ răng có màu tím hay xám, khoảng 2-3 tuần xương mục bị loại ra, răng lung lay.

Đặc biệt nếu là thể nặng thì xương mục lớn mang một hay nhiều răng. Theo một số tác giả thì không nên đặt asen ở những răng cửa bên và răng có chóp mở rộng. Để dự phòng cần đặt asen liều nhỏ và hàn kín.

Hoại tử xương hàm do thuỷ ngân: thường so nhiễm thủy ngân trong tuốc. Thủy ngân được thải trừ qua nước bọt gây viêm lợi miệng trước tiên, viêm màng xương, dần dần đưa đến hoại tử xương ổ răng, hình thành xương mục dưới chóp răng và lan rộng dần, có khi mãnh xương có răng bị loại ra ngoài. Một số triệu chứng có sớm do kích thích dạ dày, ruột, ỉa lỏng, đái ra máu, nước tiểu có protein, vô niệu, thiếu máu, urê máu ăng, hồng cầu có nhiều hình.

Hoại tử xương hàm do chất lân: rất hiếm gặp, do sử dụng thuốc có chất lân. Triệu chứng: đau dữ dội ở lợi và răng, tiến đến làm mủ, khít hàm, hoại tử xương hàm dưới rộng và thường hình thành xương mục trung tâm, lớn, vỏ xương và màng xương dày. Tiến triển chậm và bệnh chỉ khỏi khi đã loại hết xương mục.

Hoại tử xương hàm do tia Rơnghen: đó là tai biến nặng do sử dụng sử dụng tia Rơnghen liều quá lớn để điều trị u ác tính (trung bình trên 800rad), hoặc không lọc được hết những tia có hại như tia thứ cấp (tia phụ), hoặc do những yếu tố dọn đường như cao răng, răng sâu, chân răng nhiễm khuẩn, miệng bẩn, răng hàm giả.

Bệnh sinh: hoại tử xương hàm là do cường độ tia lớn, do vị trí, do sang chấ và nhiễm khuẩn. Xương hàm dươí hay bị hoại tử hơn xương hàm trên, vì có ít mạch máu nuôi dưỡng. Cũng có khi bị hoại tử cả hai xương hàm. Xương bị tia thể hiện thoái hoa tế bào, xương mất quá trình tạo xương, xơ mạch, nhất là động mạch, do đó phản ứngbảo vệ chống nhiễm khuẩn giảm nhiều. Biến chứng “sâu răng do tia” là do khô miệng, vì tuyến nước bọt bị xơ, răng bị mất vôi, vỡ, dẫn đến phải phẫu thuật, gây sang chấn. Nhiễm khuẩn quang răng cũng là một nguyên nhân gây hoại tử xương. Lợi, niêm mạc dễ bị loét, thủng, nên xương bị bộc lộ, nhiễm khuẩn và cuối cùng bị hoại tử và mục từng mãng lớn (hoại tử vô khuẩn), tuỷ xương bị thương tổn, mạch bị tắc hay xơ. Da cũng bị viêm, nang lông bị phá huỷ làm rụng lông tóc.

Triệu chứng: hoại tử xương hàm có thể xảy ra sớm ngay sau khi điều trị tia X hoặc muộn nhiều tháng về sau. Dấu hiệu đầu tiên là đau trong sâu hay đau dữ dội vùng răng hàm dưới nơi bị chiếu tia X. Đau có thể kéo dài nhiều tuần. Nếu nhổ răng, ổ răng sẽ không liền. Nếu nhiễm khuẩn sẽ sưng phần mềm, apxe, khít hàm. Rò kéo dài hàng tháng. Xương bị hoại tử có màu trắng, vàng hay xám, trơ ra ở ổ răng và tách khỏi xương hàm, xương cũng có thể bộc lộ về phía tiền đình hau phía lưỡi. Xương hoại tử chậm vì không những tạo cốt bao mà cả huỷ cốt bào cũng bị huỷ. Xương mục tách chậm khỏi xương tốt. Xương mục có thể lớn chiếm cả chiều cao xương hàm, gây gãy xương bệnh lý và viêm xương tuỷ do nhiễm khuẩn thứ phát. Chụp X quang thấy hình ảnh viêm xương và xương mục.

Biến chứng: có thể gảy xương hàm bệnh lý, chảy máu do vết loét, hoặc chết vì suy kiệt.

Chẩn đoán dựa vào lịch sử bệnh, sinh thiết nếu nghi ngờ giữa loét do tia Rơnghen và ung thư tái phát.

Dự phòng và điều trị: trước khi dùng liệu pháp quang tuyến hay radi ở vùng miệng hầu, phải kiểm tra, săn sóc tỉ mỉ miệng, lấy cao răng, nhổ răng, điều trị các ổ nhiễm khuẩn, tráng các nguyên nhân gây tia phụ.

Nhổ tất cả các răng sâu và răng tốt nằm trong vùng chiếu tia X hoặc đặt kim radi, nhổ rộng quá thời hạn vùng dự kiến thương tổn.

Tháo các răng cầu và chất hàn bằng kim loại để tránh tia phụ.

Nhổ chân răng nhiễm khuẩn và chân răng còn sót lại. Phẫu thuật hoặc điều trị những thương tổn ở cuống răng (u hạt, nang răng). Hàn các răng sâu bằng si măng hay ơgiênat chứ không được hàn bằng chất amalgam hay vàng.

Sau khi xử lý như trên 2-3 tuần mới bắt đầu điều trị tia X hay radi.

Một thời gian về sau, càng lâu càng tốt, sa khi điều trị tia không nên nhổ răng ở vùng đã điều trị bằng tia X hay radi, hoặc phẫu thuật, vì tuần hoàn chưa hồi phục, vết thương lâu khỏi.

Cần chú ý những răng lung lay nhẹ hoặc đau ở những người đã điều trị tia cũ, vì có thể đó là là những biểu hiện của hoại tử xương hàm. Nếu nhổ răng sẽ làm cho quá trình hoại tử nặng thêm. Chỉ nhổ răng hay phẫu thuật ở vùng đã điều trị tia X hay radi ít nhất sau 6 tháng.

Không nên mang hàm giả tì vào niêm mạc ở vùng xương đã bị chiếu tia X, vì sẽ gây ra kích thích hại cho niêm mạc.

Điều trị: khi bệnh tiến triển, sau khi đã xảy ra hoại tử xương hàm, cần phải chống nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ, rửa miệng bằng thuốc sát khuẩn nhẹ. Cho thuốc giảm đau và các vitamin (B4, B6, D, PP), chất đạm, chất vôi. Nếu cần cho truyền máu.

Mở và dẫn lưu apxe theo đường trong miệng nếu được, để tránh loét, rò da, vì da cũng bị thương tổn do tia X. Bơm rửa miệng và vết thương bằng dung dịch kháng sinh để làm sạch và tẩy mùi hôi thối.

Lấy xương mục khi đã tách rời. Đề phòng sẹo co kéo hoặc gãy xương khi lấy xương mục, cần chuẩn bị trước các phương tiện cố d8ịnh xương hàm như đinh Kirschner, cung thép cố định vào răng còn lại ở hai đầu xương lành, cố định hai hàm.

Săn sóc sau phẫu thuật rất quan trọng, phải cho kháng sinh, nếu có bộI nhiễm phải làm kháng sinh đồ trước khi cho kháng sinh. Vệ sinh bơm rửa vết phẫu thuật. Chú ý cho chế độ ăn uống nâng đỡ thể trạng, vì bệnh nhân ung thư thường cơ thể suy yếu. Cho các loại vitamin và chất sắt. Truyền máu nếu cần, vì nhiều trường hợp bệnh nhân thiếu máu.

Viêm xương tuỷ hàm trên

Những biểu hiện lâm sàng của viêm xương tuỷ hàm trên có nhiều điểm giống như viêm xương hàm dưới, nhưng cũng có những điểm riêng biệt của nó.

Viêm xương tuỷ hàm trên do nguyên nhân tại chỗ: xương hàm trên là xương xốp, có nhiều mạch máu nuôi dưỡng, sức chống đỡ tốt, nên xương bị hoại tử và thương tổn ít hơn. Ở người lớn có viêm xương hàm trên thể trước, thể sau và thể toàn bộ (hiếm gặp)

Thể trước: nguyên nhân do răng cửa và răng nanh. Khối răng của và răng nanh lung lay. Dấu hiệu lâm sàng: sưng nề và xung huyết rãnh tiền đình vùng khối răng cửa, ấn lõm. Môi trên biến dạng, rãnh mũi- má nề đầy, nền mũi và ngách mũi dưới sưng, có mủ. Ít có xương mục, nhưng cũng có thể cả khối xương vùng răng cửa hoại tử. Cần kiểm tra bằng chụp X quang.

Thể sau: nguyên nhân do răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Triệu chứng giống viêm xoang hàm, kèm thêm sưng nề vùng lồI củ, ấn lõm ngách lợi trên sau, ngách mũi giữa nề và chảy mủ, sưng vùng dưới ổ mắt.

Thể viêm toàn bộ xương hàm trên (hiếm gặp): nguyên nhân thường do những răng hàm lớn.

Dấu hiệu ngoài miệng: giống viêm mô tế bào, sưng nề nửa mặt làm sụp mi, nề môi trên và rãnh mũi- má.

Dấu hiệu ngoài miệng: giống viêm mô tế bào, sưng nề nửa mặt làm sụp mi, nề môi trên và rãnh mũi-má.

Dấu hiệu trong miệng: lung lay răng nguyên nhân và nhữg răng kế cận, apxe vòm miệng dưới màng xương vàc co thể tiến triển đến hố chân bướm-hàm. Rò mũi trong miệng (tiền đình vòm miệng) hay ra da.

Dấu hiệu toàn thân: mạch nhanh, nhiệt độ cao (400C), nước tiểu ít.

Tiến triển: nếu không chữa, bệnh có thể gây thương tổn: hoại tử xương và xương mục lớn; viêm sân hố mắt, viêm kết mạc, viêm màng mạch, viêm tíu lệ, viêm thần kinh hậu nhãn cầu; viêm xoang hàm; viêm não, nhiễm khuẩn máu, viêm tĩnh mạch huyết khối.

Viêm xương tuỷ do nguyên nhân toàn thân

Viêm xương tuỷ do đường máu: hiếm gặp và thường gặp ở trẻ còn bú, nhưng cũng có hể gặp ở trẻ 7-12 tuổi. Bệnh này thường được gọi là “viêm xoang hàm của trẻ con bú”. Sự thật về giải phẫu học, trong những ngày đầu của tháng thứ 3, xoang hàm của trẻ sơ sinh chỉ là một đường nứt, chưa thành xoang hàm. Sau này xoang phát triển dần với lồI củ xương hàm trên và với sựmọc răng, cho đến năm 12 tuổi mới hình thành xoang hoàn chỉnh. Vì viêm xương tuỷ phát triển trên xoang xốp, vỏ mỏng, nên mủ dễ thóat nhanh ra ngoài, không có túi mủ. Cũng vì tuần hoàn phong phú nên không có hoặc có ít xươg mục nhỏ. Không có dày xương.

Triệu chứng: trẻ bỏ bú, la khóc, sốt cao 39-400C, mệt, suy yếu, da nhợt nhạt, co giật, rối loạn tiêu hoá (ỉa chảy, nôn, sút cân). Sau 2-3 ngày, sưng một bên mặt lan đến mi mắt dưới làm mắt nhắm lại do nề mi, do đỏ, sờ đau. Sưng nề cả bờ ổ răng, vòm miệng, dày ngách tiền đình.

Giai đoạn toàn phát: vài ngày sau, mủ chảy từ bờ ổ răng và mầm răng có thể bị tống ra ngoài. Mủ có thể chảy ra theo đường mũi, góc trong mắt, vòm miệng, hố nanh, qua lỗ mũi.

Xương mục nhỏ có thể loại ra theo đường rò mủ.

Chụp X quang không thấy rõ thương tổn. Chụp phim trong miệng có thể thấy xương mục hay mầm răng bị hoại tử.

Chẩn đáon phân biệt với apxe hố mắt và viêm túi lệ.

Sau giai đoạn cấp tính, nhiệt độ giảm, lỗ rò còn tồn tại, chảy mảu từng đợt, có thể kèm theo xương mục bé.

Tiên lượng: thường nặng vì nhiễm khuẩn toàn thân, có thể kèm theo các biến chứng viêm tĩnh mạch huyết khối, tràn mũ màng phổi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn huyết.

Viêm xương tuỷ do lao: xương bở dưới hố mắt, xương má, xương vòm miệmg hay bị viêm lao. Vòm miệng có thể thủng do lao. Lao xương thường thứ phát do do phổi, lao thanh quản. Có nhiều hạch dưới hàm và cổ.

  Chụp X quang không thấy rõ thương tổn xương, có thể thấy mất vôi ở xương ổ răng hay vùng trung tâm. Nên chụp phim phổi để tìm nguyên nhân.

Chẩn đoán: dựa vào tiêm truyền cho chuột lang và sinh thiết.

Viêm xương tuỷ do giang mai: cũng như ở xương hàm dưới, xương hàm trên bị viêm thứ phát do giang mai thời kỳ hai và ba. Thời kỳ hai thể thể hiện như viêm sưng nề, dày xương. Thời kỳ ba thể hiện bằng gôm giang mai vòm miệng, không đau. Dần dần vòm miệng bị thủng. Nếu không đều trị, xương ổ răng và phần trước của hàm trên có thể trở thành xương mục.  

Viêm xương má:

Viêm xương má hiếm gặp,chủ yếu là do nhiễm lao.

Viêm xương má do nguyên nhân tại chổ: do thương tổn da, niêm mạc, do viêm xương kế cận lan tới, do răng, do sang chấn.

Triệu chứng: đau dữ dội,lan lên thái dương,mắt, ổ mắt.Nhiệt độ cao, rét run. Đau ở vùng xương gò má nhất là khi sờ, da căn, nóng, đỏ, nề mi. Trong miệng: sưng rảnh tiền đình trên, mặt sau xương má. Sưng dẩn đến làm mủ rò ra da hay viêm mạc đáy tiền đỉnh, có khi vào xoang hàm. Chụp X-Quang cắt lớp thấy hình mất vôi, sáng hay hình xương mục.

Viêm xương má do nguyên nhân tòan thân: thường gặp là viêm xương do lao, còn các thể khác như viêm do giang mai, nấm rất hiếm gặp.

Viêm lao do xương má cổ điển gặp ở trẻ em, nhưng cũng gặp cả ở người lớn. Bệnh biểu hiện như viêm xương bán cấp.

Khởi đầu sưng dưới góc trong mắt, không có dấu hiệu toàn thân. Sờ mền lún như bột dẻo, liền với xương. Tiến triển dẫn đến apxe lạnh và rò ra da. Lỗ rò có đặc điểm của rò do lao (bờ mỏng, không đều, tím), có mủ loãng lẫn thanh dịch lổn nhổn chảy ra qua lỗ rò.

Xương mục có thể bị loại ra qua lỗ rò. Đôi khi apxe lan đến mi mắt, ổ mắt, thái dương, má, cơ, cắn. Thăm dò bằng trâm qua lỗ rò thấy chạm xương. Chụp X-Quang cắt lớp thấy những vùng sáng tiêu xương. Khi lỗ rò đã khô, xương hết viêm thì để lại sẹo xấu, lõm ở da, có thể lộn mi dưới.

Cần lấy mủ để cấy tim trực khuẩn Koch trong môi trường Lowenstein hay tiêm truyền cho chuột lang, để xác định chẩn đoán.

Chẩn đoán viêm xương tuỷ hàm

 Viêm xương tuỷ do nguyên nhân tại chỗ  

            Chẩn đoán xác định: trong giai đoạn đầu bệnh cảnh lâm sàng giống nhiễm khuẩn tổ chức mềm quanh xương hàm. Đau dữ dội, sốt cao, rét run, nhưng phần mềm sưng ít. Có răng nguyên nhân lung lay, tủy hoại thư, viêm quanh răng. Viêm hay apxe dưới màng xương thường gặp ở trẻ em, sờ thấy màng xương dày, đau.

            Viêm xương tỏa lan thì ngoài dấu hiệu trên còn có nhiều răng lung lay, có dấu hiệu Vincent.

            Trong giai đoạn toàn phát có rò mủ ra da hay niêm mạc. Thăm dò qua đường rò thấy xương ráp, xương mục. X. quang thấy hình ảnh tiêu xương, mở, ranh giới không rõ, xen lẫn xương đặc, như hình đá cẩm thạch. Có thể xương mục.

            Chẩn đoán phân biệt với viêm mô tế bào hay apxe phần mềm: phần mềm sưng nhiều, xương không bị thương tổn, chỉ lung lay răng nguyên nhân, không có dấu hiệu Vincent hay rối loạn cảm giác, nhổ răng nguyên nhân bệnh sẽ khỏi.

            Viêm xương tủy do bệnh đường máu và bệnh toàn thân: dấu hiệu bệnh toàn thân rõ, không có tổn thương răng.

Viêm tuyến mang tai hay dưới hàm: dấu hiệu viêm tuyến rõ

U lành tính, u ác tính xương hàm: tiến triển đặc hiệu, không có dấu hiệu viêm (trừ bộI nhiễm)

Hoại tử xương hàm do tia X: có tiền sử điều trị tia.

Viêm xương tuỷ do nguyên nhân toàn thân

Viêm xương tuỷ do đường máu

Chẩn đoán xác định: đau khít hàm. Sưng, khu trú. Phồng bản xương. Dấu hiệu Vincent, lung lay răng. Rò. Dấu hiệu X quang: tiêu xương hoặc có xương mục. Cấy máu thường thấy tụ cầu vàng hay liên cầu gây bệnh. Với xương hàm trên còn bị nề mi, không mở được mắt, rò góc trong mắt hay vòm miệng.

Chẩn đoán phân biệt với:

Viêm xương tuỷ nguyên nhân tại chỗ

Viêm mô tế bào và apxe phần mềm quang xương hàm.

Hoại tử xương do tia X.

U lành và u ác: tiến triển đặc hiệu

Viêm xương tuỷ do lao: có tiền sử và hiện mắc bệnh lao. Chẩn đoán phân biệt với viêm xương tuỷ do răng, do giang mai.

Viêm xương tuỷ do giang mai: phản ứng huyết thanh dương tính. Chẩn đoán phân biệt với viêm xương tuỷ do răng, do lao.

Điều trị viêm xương tuỷ hàm

Viêm xương tuỷ do nguyên nhân tại chỗ

Điều trị thực thụ

Điều trị thuốc: cho kháng sinh liều cao có phổ rộng, liều đủ mạnh trong giai đoạn viêm cấp. Cho phối hợp kháng sinh theo nguyên tắc dùng kháng sinh. Thời gian cho kháng sinh phải đủ dài cho đến khi hết các dấu hiệu lâm sàng toàn thân và tại chỗ.

Cho thuốc giảm đau và nâng đỡ thể trạng, các laọI vitamin như A, B, C, D chế độ ăn uống nhiều protein và calo.

Nếu mất nước cho truyền dịch, huyết tương hay máu nếu hồng cầu thấp.

Có thể dùng vacxin (huyết thanh chống hoại tử, chống liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn)

Điều trị phẫu thuật: rạch dẫn lưu mủ (rất quan trọng), cần mở sớm ổ apxe để giảm đau do căng mủ, giảm chất độc, vi khuẩn và phòng nhiễm khuẩn lan rộng. Có thể rạch dẫn lưu đường trong miệng hay ngoài miệng.

Nhổ răng nguyên nhân

Lấy xương mục khi đã tách rời, theo đường trong miệng (tránh sẹo) hay đường ngoài miệng, hoặc phối hợp cả hai đường nếu cần thiết

Điều trị theo thể bệnh và định khu

Viêm xương màng xương, dày màng xương: tuỳ nguyên nhân gây viêm có thể điều trị tuỷ, bảo tồn răng, cắt chóp răng hay nhổ răng nguyên nhân, phối hợp với điều trị kháng sinh

Apxe dưới màng xương: điều trị thuốc. Rạch dẫn lưu apxe nơi thấp

Viêm xương ổ răng: viêm khô: đặt băng tẩm Iodofoc trong ổ răng; viêm mủ; nạo ổ răng, lấy xương răng, rửa ổ răng bằng dung dịch kháng sinh.

Viêm xương tỏa lan và định khu: nguyên tắc chung là điều trị thuốc và phẫu thuật khi có apxe, xương mục và nhổ răng nguyên nhân.

Điều trị di chứng

Di chứng xương: nếu mất xương quan trọng thì ghép xương sau khi đã khỏi bệnh.

Khớp giả: nếu không ảnh hưởng đến chức năng thì không cần điều trị, nếu ảnh hưởng đến chức năng thì phẫu thuật tạo lại khớp hay ghép xương.

Mất xương vòm miệng: phẫu thật tạo hình bịt lỗ thông miệng - mũi, hay bịt bằng hàm giả.

Di chứng da: sẹo xấu, xơ thì phẫu thuật tạo hình.

Điều trị điện lí liệu, có tác dụng tốt để giảm đau và khít hàm.

Tia hồng ngoại có tác dụng làm giảm đau và giảm xung huyết.

Sóng cao và trung tần cũng có tác dụng như tia hồng ngoại.

Ion hóa với iot-iodua có tác dụng trên sẹo dính và sẹo xơ.

Viêm xương tủy do nguyên nhân toàn thân

điều trị viêm xương tủy theo đường máu: về lâm sàng xem như điều trị nhiễm khẩn huyết cấp. Trước khi chưa hình thành mủ phải lấy máu lúc nhiệt độ cao nhất để cấy, phân lập vi khuẩn và nghiên cứu sự nhạy cảm của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh. Trong khi chờ kết quả của kháng sinh đồ, phải điều trị kháng sinh có phổ rộng, liều cao và kết hợp các loại kháng sinh để tăng tác dụng diệt khuẩn.

Sau khi đã có kết quả kháng sinh thì điều trị theo kháng sinh đồ. Thời gian điều trị kháng sinh đối với nhiễm khuẩn huyết kéo dài có thể hai tuần hay hơn nữa, ngay cả sau khi đã hết dấu hiệu lâm sàng, không còn mủ, có tác giả khuyên nên điều trị thêm hàng tuần nữa.

Có thể phối hợp dùngh kháng sinh toàn thân và bơm rửa kháng sinh tại chỗ qua đường rò.

Thăm dò xương mục khi đã tách rời. tiếp tục cho kháng sinh cho đến lúc hết sốt, thể trạng và công thức máu trở lại bình thường.

Điều trị viêm xương tủy do lao: điều trị nhgư bậnh lao cxhung và kéo dài hàng năm bằng các thứ thuốc chống lao. Chỉ dùng phẫu thuật khi hình thành apxe và có xương mục.

Điều trị viêm xương tủy do giang mai: dùng các thứ thuốc chống giang mai. Điều trị phẫu thuật khi có apxe và để lấy xương mục.

Điều trị viêm xương tủy do nấm Actinomyces:

Điều trị toàn thân bằng chất iôt trong nhiều tuần (8g/ngày) phối hợp với kháng sinh để chống bội nhiễm.

Rạch dẫn lưu, mở rộng ổ apxe, bơm rửa tại chỗ bằng dung dịch có iot. Lấy xương mục khi đã tách rời.

Viêm xương tủy do nguyên nhân ngoại sinh

Điều trị hoại tử xương do asen: khi đã bị hoại tử xương và lợi thì phải nạo sạch núm lợi hoại tử, rửa xương hoại tử bằng nước muốI sinh lý, bôi ơgiênol. Lấy xương hoại tử đã tách rời.

Điều trị hoại tử xương do chất lân; lấy xương mục (nhiễm độc chất lân thường gây ra xương mục trung tâm, xung quanh có lớp vỏ xương dày bao bọc và màng xưong cũng dày).

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình