Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Tại sao đầu lưỡi bị nứt nẻ? Chữa trị như thế nào ?

Có người dầu lưỡi bị nút nẻ, gây ra đau đớn khó chịu, thậm chí nghi bị ung thư lưỡi phải đi bệnh viện nên còn gọi là bệnh nẻ lưỡi. Bệnh thường có 2 loại. Loại thứ nhất có dạng nẻ hình gân lá, tức là chính giữa lưỡi có hình gân lá. Loai thứ hai là vết nứt nẻ hình giống như não tủy của động vật, vì vậy gọi là nẻ hình não.

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân, thường người ta cho rằng đó là bệnh do bẩm sinh, khi tuổi càng cao mức độ bệnh sẽ tăng dần. Nẻ lưỡi thường không ảnh hưởng tới hoạt động và vị giác của lưỡi, cũng không đau rõ rệt, do đó đa số bệnh nhân đều phát hiện được một cách ngẫu nhiên. Nếu vết nẻ tương đối sâu sẽ dễ tích động mảnh vụn thức ăn, khi vi khuẩn sinh sôi có thể gây chứng viêm nhẹ, như phù nước, lưỡi to lên. Khi đó người bệnh có thể thấy hơi đau hoặc đau khi bị kích thích, khi ăn đồ chua, cay, mặn, nóng, vv... sẽ thấy đau rõ rệt. Khi không thấy đau, không cần chữa trị, nhưng phải chú ý vết nẻ sâu, sau khi ăn phải chú ý giữ vệ sinh khoang miệng, đặc biệt là những người có vết nẻ dâu, sau khi ăn phải súc miệng kĩ, khi đánh răng phải sùng làm bàn chải mặt lưỡi nhẹ nhàng để làm sạch vi khuẩn và vụn thức ăn. Khi thấy đau có thể dùng dung dịch hibitan để ngậm súc. Người có vết nẻ sâu, thấy đau, có thể cân nhắc dùng phẫ thuật xử lí

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình