Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Nguyên nhân nào có thể gây ra hôi miệng ? Phòng ngừa như thế nào ?

Khi thở thấy có mùi lạ, chưa phải là mùi hôi nhưng vẫn được liệt vào chứng hôi miệng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng. Vệ sinh khoang miệng không tốt là một trong những nguyên nhân thường gặp. Mảnh vụn thức căn dính vào lẽ răng và mặt răng, sẽ bị phân hủy dưới tác dụng của vi khuẩn, gây ra mùi hôi, tình trạng này thấy rất rõ vào sáng sớm. Do khi ngủ, lượng nước bọt tiết ra ít đi, khiến khả năng tự làm sạch khoang miệng giảm hẳn, khiến các mảnh vụn thức ăn và mảnh da rụng khó bị tẩy sạch, rất dễ bị phân hủy sinh ra hôi miệng.

Khi sâu răng có lỗ, các chất phân hủy vào sẽ sinh ra mùi hôi. Khi chân răng bị viêm (viêm chân răng, vào giai đoạn cuối thường thấy chân răng có những ống dò gỉ có mủ, từ đó cũng gây hôi miệng, đặc biệt là loại viêm chân răng do hoại tử cấp tính sẽ có mùi rất hôi. Các bệnh khác ở khoang miệng như viêm quanh mào răng khôn, phẫu thuật khoang miệng, sau phẫn thuật nhổ răng, u trong khoang miệng, vv.. cũng có thể gây hôi miệng.

Khi các cơ quan tổ chức xung quanh khoang miệng có bệnh biến cũng có thể gây hôi miệng. Như viêm ổ hàm trên, viêm mũi do teo, trĩ mũi, viêm amidam cấp tính, vv....

Các bệnh của các hệ thống khác như giãn phế quản, sưng phổi có mủ, loét dạ dày, viêm dạ dày, tiêu hóa không tốt, vv.... có thể gây ra hôi miệng. Người bị đái đường, nếu hàm lượng keton trong máu cao, khi thở ra thường có mùi táo thối, đó cũng là một loại hôi miệng đặc biệt.

Còn có một số người, đặc biệt là nữ thanh niên thường tự cảm thấy hôi miệng, nhưng người khác lại không thấy có mùi gì lạ, đó là do dạng hôi miệng do nhân tố tinh thần, có thể có quan hệ với thay đổi nội tiết trong kì kinh nguyệt.

Do có rất nhiều nhân tố gây ra hôi miệng, muốn phòng ngừa hôi miệng, phải đặc biệt chú ý vệ sinh khoang miệng, chữa sâu răng, viêm chân răng, vv... Khi bị hôi miệng do các nguyên nhân khác cũng phải chữa đối trị. Còn hôi miệng do hút thuốc, uống rượu và ăn hành, tỏi, vv... có thể dùng thuốc thơm súc miệng, ăn đường thơm miệng để khử mùi hôi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình