Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Khi mặt, đầu bị ngoại thương, làm thế nào để cầm máu ngay lập tức?

Tuần hoàn máu ở mặt, đầu khoang miệng rất phong phú, vì vậy khi bị ngoại thương, mặc dù vết thương không lớn, cũng thường thấy máu chảy đầy mặt. Khi bị chảy máu nhiều làm thế nào để cầm máu ngay lập tức?

Với tĩnh động mạch nhỏ ở mặt, đầu, muốn cầm máu khẩn cấp đều có thể dùng cách băng bó chặt lại. Với miệng vết thương dạng mở hoặc hoặc bị xuyên thủng thì lấy miếng bông gạc đút vào trong miệng vết thương, rồi dùng băng bó chặt lại. Khi bị gãy xương, chú ý  khi băng bó không được làm tăng thêm sự dịch chuyển vị trí của miếng xương gãy, để tránh đau và tổn hại đến các tổ chức xung quanh. Khi lấy gạc đút lấp vào trong miệng vết thương ở cổ hoặc ở dưới miệng, không được để ảnh hưởng tới sự thông suốt của đường hô hấp, tránh gây ngạt thở.

Khi ở hiện trường do điều kiện có hạn, vì khẩn cấp để chỉ tạm thời cầm máu, có thể dùng phương pháp dùng tay bấm đè để cầm máu. Ở nơi đập nhịp của động mạch trước cửa tai (động mạch nông thái dương), dùng ngón tay bấm đè vào tân xương, là có thể cầm máu ở vùng đầu thái dương (gần huyệt Thái dương). Khi một bên đầu bị chảy máu, thì bấm vào nơi nhịp đập của động mạch hạ duyên trước góc miệng (động mạch ngoài miệng), là có thể cầm máu. Khi miệng và họng bị chảy máu nghiêm trọng, ấn đè trực tiếp vào động mạch chính (tương đương với yếu hầu) ở cổ để cầm máu.

Khi vùng miệng, khoang miệng bị ngoại thương nghiêm trọng chảy máu, có thể gây ra sốc do chảy máu với biểu hiện : sắc kặt trắng bệch, miệng khát, ra mồ hôi lạnh, tay chân lạnh ngắt, mạch đập nhỏ yếu, huyết áp hạ. Nếu đồng thời còn bị gãy xương hàm, thậm chí bị tổn thương cả đầu não, hôn mê, có thể nguy cấp đến tính mạng, thì phải kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình