Da mặt là một trong nhưng bộ phận chứa nhiều chân lông và tuyến bã nhờn nhất. Ở tđiều kiện bình thường trong túi chân lông và tuyết bã nhờn thường có vi khuẩn, nếu sức đề kháng của thân thể yếu, hoặc da mặt không sạch, hoặc bọ tổn thương, thì vi khuẩn sinh sôi sẽ dẫn đến tạo mủ. Khi có một túi chân lông và tuyến bã nhờn da mặt bị viêm sẽ tạo ra một mụn trứng cá, khi đồng thời bị lây nhiễm sẽ liên lụy đến phần lớn các túi chân lông và tuyến bã nhờn bên cạnh rồi dẫn đến mụn nhọt.
Có người khi trên mặt có những mụn trứng cá nhỏ, họ thường dùng tay nặn nhân trứng cá, đó là cách làm không đúng. Khi có mụn trứng cá hoặc mụn nhọt, muốn tránh lây lan rộng, ta phải tránh các kích thích như, nặn bóp, cậy móc, chườm nóng, đó là do đặc điểm giải phẫu riêng của khuôn mặt quyết định. Tuần hoàn máu ở mặt rất phong phú và thông với tĩnh mạnh trong đầu, do tĩnh mạch ở mặt thiếu các van tĩnh mạch nên trong một điều kiện nhất định như nặn bóp sẽ làm máu có thể chảy ngược. Bởi vậy, khi bị viêm nhiễm ở đầu, bên mép, nếu kích thích nặn bóp, vi khuẩn và độc tố có thể chảy ngược vào trong đầu, làm viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu ở hốc xương xốp, từ đó nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy mà bộ vị này được gọi là " khu tam giác nguy hiểm". Ngoài ra, vi khuẩn lan truyền theo đường tuần hoàn máu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như : chứng nhiễm trùng máu, chứng máu nhiễm độc mủ.
Khi mặt mọc mụn trứng cá, cách chữa đúng là : thời kỳ đầu có thể dùng rượu iôt 2% bôi xoa, giữ mặt luôn sạch sẽ, với chứng viêm nhẹ có thể tự lành rất nhanh hoặc sau khi loét vỡ loại bỏ mủ mụn sẽ tự kín miệng, nếu mụn đỏ tấy nặng thêm, phản ứng toàn thân rõ ràng, như sốt, bạch cầu tăng cao ,vv... thì nên phối hợp dùng các loại thuốc cần thiết để chữa viêm nhiễm, có thể dùng cynematin, ilottycin, pennicillin hoặc các kháng sinh phổ rộng khác mẫn cảm với cầu khuẩn hình chuỗi nho màu vàng kim. với người bệnh tương đối nặng nên sử dụng các biện pháp giữ gìn toàn thân, nằm nghỉ và truyền dịch. Ngoài việc cấm nặn bóp chỗ bị mụn ra, người bị nhọt mụn ở môi nên giảm hoạt động ở môi, tránh mở miệng để phòng lây lan. Có thể dùng nước muối 10% sufatmagiê 50%, dung dịch tỏi 10% để bôi, haitiếng 1 lần. Chỉ có khi nốt nhọt đã có mủ nổi ở dưới da mà lâu không vỡ mới nên nghĩ tới việc rạch nhẹ nhàng giữa bề mặt nốt mủ để dịch mủ chảy ra là được |