Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Tại sao có hiện tượng kinh nguyệt

Kinh nguyệt là kết quả của sự tương tác hoàn toàn giữa vùng não dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng và màng tử cung. Vùng dưới đồi là một phần não kiểm soát các cử động không ý thức, các tuyến nội tiết, các chức năng của cơ thể như điều khiển thân nhiệt, giấc ngủ, cảm giác ngon miệng. Tuyến tụy là một tuyến nhỏ gắn liền với vùng dưới đồi và tiết ra nhiều hooc mon. Tuyến tụy nhận sự kích thích từ môi trường dưới dạng chất dinh dưỡng, cảm giác căng thẳng, cảm xúc, ánh sáng, mùi vị, tiếng động… Các kích thích làm tiết ra một loại hooc mon gọi là hooc mon phóng thích sinh dục (Gonadotropin Releasing Hormone - GnRH). GnRH kích thích tuyến tụy tiết ra một hooc mon khác là gonadotropin (hooc mon sinh dục). Tuyến sinh dục (gonad) là buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam và loại hooc mon kích thích hoạt động của tuyến này gọi là gonadotropin (hooc mon sinh dục). Gonadotropin ở nữ sẽ kích thích buồng trứng tạo ra trứng. Quá trình trứng chín trong buồng trứng gọi là thời kỳ rụng trứng. Hooc mon sinh dục cũng kích thích buồng trứng tạo ra các hooc mon nữ khác như oestrogen (hooc mon động dục nữ) hay progesterone (hooc mon giới tính duy trì thai). Hai loại hooc mon này thúc đẩy việc tạo lớp màng ở thành tử cung để chuẩn bị mang thai. Chúng cũng tạo ra sự phản hồi ở vùng dưới đồi và tụy để giữ được lượng Gonadotropin ở mức độ hợp lý. Nếu không đậu thai, lớp màng trong tử cung bong tróc ra tạo thành kinh nguyệt.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình