Mất kinh sơ cấp thường có tính di truyền hoặc do bẩm sinh. Các khiếm khuyết này là do những bất thường của:
Vùng dưới đồi hoặc tuỵ.
Buồng trứng.
Tử cung và âm đạo. Các nguyên nhân thường gây mất king sơ cấp được nêu ở bảng 4.
Bảng 4: Các nguyên nhân thường gây mất kinh sơ cấp.
Bất thường ở vùng dưới đồi hoặc tuỵ. Lượng hooc mon tiết ra ít do:
Khiếm khuyết di truyền.
Bệnh nặng.
Căng thẳng tinh thần nghiêm trọng.
Luyện tập thể dục nặng nhọc và thường xuyên.
Thiếu hụt một hoặc nhiều loại hooc mon gonadotropin.
Hội chứng vách ngăn buồng trứng. Ở hội chứng này, sự tương tác giữa vùng dưới đồi, tuỵ và buồng trứng không được nhịp nhàng. Kết quả của sự rối loạn này là một số hooc mon được sản xuất ra quá nhiều.
Bất thường về buồng trứng. Buồng trứng phát triển không thoả đáng. Hiện tượng này thường do bẩm sinh.
Bất thường về tử cung và âm đạo:
Không có tử cung.
Tắc nghẽn âm đạo do màng trinh không có lỗ thông hoặc do vách cơ trong âm đạo.
Các nguyên nhân gây mất kinh thứ cấp là:
Mang thai và cho con bú.
Vùng dưới đồi hoạt động không bình thường. Lượng hooc mon phóng thích hooc mon sinh dục (Gonadotropin Releasing Hormone – GnRH) do vùng dưới đồi tiết ra bị giảm sút gây mất kinh thứ cấp. Nguyên nhân gây sụt giảm lượng hooc mon trên là:
Trọng lượng cơ thể không bình thường.
Các bài tập thể dục nặng.
Môi trường căng thẳng.
Một số bệnh khác. Các nguyên nhân khiến cho vùng dưới đồi hoạt động không bình thường được nêu chi tiết ở phần dưới.
Trọng lương cơ thể không bình thường. Kinh nguyệt bình thường phụ thuộc một phần vào trọng lượng toàn bộ cơ thể và khối lượng mỡ trong cơ thể. Việc giảm sút khối lượng mỡ trong cơ thể (còn ít hơn 17% trọng lượng toàn bộ cơ thể) có thể dẫn đến mất kinh. Những phụ nữ có thói quen ăn kiêng để giữ gìn cơ thể mảnh khảnh thường có khối lượng mỡ trong cơ thể thấp, vì thế trước khi có ý định theo đuổi một chế độ ăn kiêng nào đó thì cần thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Các phụ nữ bị các rối loạn tâm lý như chứng biếng ăn hoặc chứng cuồng ăn thường bị sụt cân một cách bất thường. Ở hai dạng rối loạn này có sự sụt giảm lượng hooc mon kích thích sản xuất hooc mon sinh dục. Các đặc điểm để bảng đoán bệnh biếng ăn và cuồng ăn được liệt kê ở bảng 5.
Bảng 5: Các triệu chứng chẩn đoán bệnh biếng ăn và cuồng ăn do ảnh hưởng thần kinh.
Biếng ăn do thần kinh.
Không hài lòng với mức cân nặng vượt quá giới hạn tối thiểu, đa số những phụ nữ mắc chứng bệnh này đều có trọng lượng thấp hơn 15% mức cân bình thường so với chiều cao và độ tuổi.
Có khuynh hướng sợ béo trong khi trọng lượng cơ thể đang ở dưới mức bình thường.
Có cảm giác không bình thường về trọng lượng, kích thước và hình dáng cơ thể. Các phụ nữ này luôn tự cảm thấy béo trong khi mình bị suy dinh dưỡng.
Không thấy kinh ít nhất là trong vòng ba tháng.
Cuồng ăn do tinh thần.
Có những giai đoạn ăn uống quá nhiều. Phụ nữ mắc chứng này thường ăn rất nhiều và rất nhanh.
Có cảm giác không kiểm soát được việc ăn quá nhiều của mình trong giai đoạn cuồng ăn.
Có thói quen tự gây ói, dùng thuốc xổ hoặc thuốc tháo nước ra khỏi cơ thể hoặc tập luyện thật nặng để giảm cân.
Mỗi tuần xuất hiện ít nhất hai chu kỳ cuồng ăn trong vòng ba tháng.
Thường bị ám ảnh về hình dáng và cân nặng của mình.
Các bài tập thể dục nặng. Các phụ nữ thường xuyên có những hoạt động thể chất mạnh mẽ như chơi thể thao hoặc tập thể dục hơn một giờ mỗi ngày sẽ làm cho lượng hooc mon kích thích sản xuất hooc mon sinh dục bị sụt giảm. Những phụ nữ này hầu như có lượng mỡ trong cơ thể rất thấp. Tập luyện thể dục thường xuyên là điều rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ, phòng tránh bệnh tim và ung thư. Tuy vậy, không nên gián đoạn quá trình tập luyện. Nên tập luyện điều hoà theo lời khuyên của bác sĩ.
Môi trường căng thẳng. Một số thiếu nữ trẻ bị mất kinh thứ cấp do môi trường căng thẳng khi không có người thân bên cạnh, chẳng hạn như điều kiện trọ học hoặc chia tay với người yêu.
Các chứng bệnh khác. Một số chứng bệnh khó gặp, chẳng hạn như bệnh sacoit cũng gây ảnh hưởng lên vùng dưới đồi, dẫn đến hiện tượng mất kinh.
Tuyến tuỵ hoạt động không bình thường. Bướu tuyến tuỵ khiến cho việc sản xuất một số hooc mon như hooc mon prolactin trở nên bất thường. Hiện tượng bất thường này dẫn đến mất kinh thứ cấp. Các nguyên nhân phổ biến gây tăng tiết hooc mon prolactin là:
Có thai.
Tiết prolactin do bướu tuyến tuỵ.
Một số loại thuốc trị bệnh tâm thần.
Suy thận.
Tuyến giáp hoạt động kém.
Các bệnh lý khác ở vùng dưới đồi.
Buồng trứng hoạt động không bình thường. Hoạt động của buồng trứng kém đi khiến cho lượng hooc mon tổng hợp từ tuyến yên trước (Follicle Stimulating Hormone) trong máu tăng lên. Buồng trứng bị suy yếu trước tuổi 40 gọi là suy thoái buồng trứng sớm. Hiện tượng này thường do khiếm khuyết bẩm sinh, cũng có thể do một số bệnh, ảnh hưởng của hoá trị, xạ trị, nhiễm trùng và đôi khi do sinh thiết buồng trứng.
Tử cung bất thường. Một số loại thuốc viên ngừa thai được chỉ định dùng để điều trị kinh nguyệt bất thường có thể làm kìm hãm lớp màng trong tử cung và dẫn đến mất kinh. Thẹo trong tử cung sau thủ thuật nong và nạo (D&C) cũng có thể gây mất kinh. Lớp màng trong tử cung có thể bị hỏng có chủ ý qua một thủ thuật đơn giản được thực hiện ở những phụ nữ bị băng huyết mà không thể trị được bằng thuốc và không thích hợp để cắt bỏ tử cung.
8. Các xét nghiệm cần thiết trong trường hợp mất kinh sơ cấp.
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh và khám kỹ trước khi đề xuất các xét nghiệm cấn thiết. Bác sĩ sẽ nêu những câu hỏi chi tiết về:
Sức khoẻ tổng quát và nếp sống.
Tiền sử bệnh và chấn thương.
Các cơn đau ở bụng.
Sau khi biết được chi tiết về tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ khám toàn diện cho bệnh nhân “từ đầu đến chân” và tìm kiếm những bộ phận tăng trưởng bất thường. Sau đó bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện một trong các xét nghiệm sau đây để khẳng định kết quả chẩn đoán:
Xét nghiệm rút progesterone. Progesterone được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để kiểm tra mức độ sản xuất oestrogen của buồng trứng.
Siêu âm vùng chậu. Siêu âm là kỹ thuật chuẩn đoán bằng hình ảnh đối với những vùng sâu bên trong cơ thể. Siêu âm được thực hiện bằng cách đo lường và ghi nhận sự phản hồi của sóng âm tần số cao. Siêu âm được thực hiện nhằm xác định:
Mức độ tích tụ máu trong âm đạo.
Hiện tượng không có buồng trứng hoặc buồng trứng bị khiếm khuyết.
Không có tử cung hoặc tử cung bị khiếm khuyết.
Các xét nghiệm máu. Một số dạng bướu ở tuyến tụy khiến cho mức độ gonadotropin trong máu trở nên bất thường.
Chụp X – quang sọ. Một số trường hợp bướu tuyến tuỵ có thể trông thấy được qua ảnh chụp X – quang.
Chụp bể thận bằng tiêm tĩnh mạch. Đây là một kỹ thuật dùng một loại hoá chất chắn sáng tiêm vào tĩnh mạch. Một chùm tia X được chiếu qua các vị trí không chắn sáng từ máu đến thận. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp các thiếu nữ có bất thường về tử cung.
Xét nghiệm kính phết vùng má. Một mẫu niêm mạc lấy từ phía trong má để thực hiện xét nghiệm karyotyping. Karyotyping là phương pháp xác định đặc điểm của các nhiễm sắc thể giới tính. Nhiễm sắc thể là một cấu trúc hình sợi bên trong tế bào của cơ thể. Nhiễm sắc thể làm nhiệm vụ chuyển giao các thông tin về di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có hai loại nhiễm sắc thể giới tính: X và Y. Nữ giới có hai nhiễm sắc thể giới tính X còn nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể giới tính Y. Xét nghiệm kính phết vùng má giúp xác định những bất thường ở các nhiễm sắc thể giới tính |