Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Biện pháp chữa trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt?

Bước đầu tiên trong quá trình chữa trị là chấn an người bệnh rằng các triệu chứng trên không phải là điều quá nghiêm trọng. Rất nhiều phụ nữ không chữa trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt do sợ bác sĩ cho rằng mình tưởng tượng hoặc do họ nghĩ rằng các triệu chứng trên không thể chữa được. Không có biện pháp điều trị mẫu mực nào cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Biện pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ và loại triệu chứng. Các biện pháp quan trọng nhất có thể chọn lựa là:

            Chế độ ăn. Có thể dùng nhiều chất protein với các loại rau tươi và trái cây. Bác sĩ cũng có thể cho vitamin B6 bổ sung. Nhiều phụ nữ cảm thấy các triệu chứng tăng thêm sau khi ăn nhiều cacbonhydrate và muối. Các loại ngũ cốc như bắp, gạo, lúa mì… là nguồn thực phẩm rất giàu cacbonhydrate. Việc uống nhiều hơn 5, 6 tách trà mỗi ngày có thể làm tăng triệu chứng ở một số phụ nữ, vì thế nên tránh uống quá nhiều trà vào nửa say của chu kỳ kinh nguyệt.

Luyện tập. Nên tập luyện thể thao ít nhất 3, 4 lần mỗi tuần. Đặc biệt vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Các nghiên cứu cho thấy rằng người phụ nữ tập luyện thể thao thường xuyên sẽ ít rơi vào trạng thái giận dữ, chán nản. Việc tập luyện cũng làm tăng cường sản xuất và sử dụng các hooc mon, nhất là oestrogen.

Hạn chế căng thẳng. Tình trạng căng thẳng có thể làm cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế bạn nên tránh căng thẳng bằng cách thường xuyên tập luyện yoga hoặc thiền.

Dùng thuốc viên ngừa thai. Thuốc ngừa thai có tác dụng ngăn ngừa rụng trứng và do đó kiểm soát được các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu là các loại thuốc giúp tháo nước ra khỏi cơ thể. Thuốc này được dùng với liều thấp nếu triệu chứng chính là phù và cảm giác nặng nề trong người. Thuốc lợi tiểu có thể gây chóng mặt, choáng váng, bứt rứt, khô miệng.

Dùng progesterone. Hooc mon progesterone thường được dùng dưới dạng thuốc uống. Đôi khi thuốc cũng được đặt vào âm đạo hoặc hậu môn dưới dạng viên đặt vào thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Progesterone điều chỉnh vòng kinh và có thể làm giảm xuất huyết. Thuốc uống progesterone có thể gây chóng mặt và buồn ngủ. Thuốc đặt rất hiếm khi gây viêm âm đạo và co thắt bụng, thuốc đặt hậu môn có thể gây kích ứng cục bộ và đầy hơi trong bụng.

Dùng lithium carbonate. Đôi khi loại thuốc này được bác sĩ chỉ định để kiểm soát các phản ứng của bụng kèm theo các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Thuốc có thể gây các tác dụng phụ nhẹ như mệt mỏi, đau cơ, run tay, tiểu nhiều, khát nước, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Lithium carbonate được chỉ định với những liều lượng rất nhỏ kéo dài trong nhiều ngày để ngăn ngừa các tác dụng phụ.

Dùng bromocriptine. Loại thuốc này được dùng trong trường hợp căng và đau ngực. Thuốc cũng được dùng trong giai đoạn nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.

Dùng danazol. Loại thuốc này tỏ ra hiệu quả trong trường hợp chán nản, phù, đau ngực và rối loạn tinh thần… Với liều lượng được chỉ định để chữa các triệu chứng tiền kinh nguyệt thì danazol không thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Các tác dụng phụ là tăng cân, vọp bẻ và khô da

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình