Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Biện pháp chữa trị rối loạn kinh nguyệt?
 Liệu pháp tự nhiên đối với rối loạn kinh nguyệt nhằm vào mục đích loại những chất độc hại ra khỏi cơ thể và cải thiện sức khoẻ tổng quát của người phụ nữ. Phương pháp này cải thiện chức năng của tử cung và điều hoà lượng hooc mon nữ trong cơ thể. Dưới đây là mô tả những phương pháp điều trị có thể lựa chọn cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt và hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

            Các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Việc điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng. Nếu các triệu chứng không nặng và không gây khó khăn cho các hoạt động bình thường thì cách chữa trị tự nhiên được tiến hành theo các biện pháp sau:

            Tránh căng thẳng. Tránh các công việc nặng nhọc ngay trước và trong thời kỳ có kinh. Cũng có thể tránh những căng thẳng tâm lý bằng cách thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thiền.

            Hạn chế uống nước. Rất nhiều phụ nữ có hiện tượng giữ nước trong cơ thể ngay trước khi có kinh. Lượng nước giữ trong cơ thể tăng lên khiến cho người phụ nữ có cảm giác nặng nề, uể oải.

            Hạn chế dùng muối. Lượng muối tăng khiến cho lượng nước giữ trong cơ thể tăng lên. Vì thế cần hạn chế dùng muối trước khi có kinh.

            Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ. Táo bón sẽ làm cho đau bụng kinh tăng lên. Các cơn đau tăng dẫn đến nhiều triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng hơn. Vì thế bạn nên dùng nhiều thức ăn có chất xơ như trái cây, lúa mì, rau.

            Tránh các thức ăn không có lợi cho sức khoẻ. Cần tránh dùng:

            Đường.

            Các chất kích thích như trà cà phê.

            Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán và nhiều gia vị.

            Có thái độ tích cực. Những suy nghĩ tiêu cực như giận dữ, ghen ghét, căng thẳng, lo âu, sợ hãi khiến cho các triệu chứng của hiện tượng căng thẳng tiền kinh nguyệt tăng lên. Vì thế bạn cần hướng đến những suy nghĩ tích cực về cuộc sống. Thiền cũng là một trong những cách hiệu quả nhất để nâng cao thái độ tích cực đối với cuộc sống.

            Nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt rất nặng và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày thì liệu pháp tự nhiên đề ra một số phương pháp bổ sung cho các biện pháp đã nêu. Các biện pháp bổ sung gồm có:

            Tắm mát vùng hông. Ngâm ướt vùng thắt lưng trong một loại chậu đặc biệt có chứa một phần nước trong vòng 15 phút để làm thư giãn các cơ quan sinh sản. Việc tắm mát vùng hông có thể thực hiện 2 lần mỗi ngày khi có các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, không nên áp dụng biện pháp này khi đang có kinh.

            Tắm ấm bàn chân. Ngâm chân cho đến mắt cá vô một xô nước ấm khoảng 10 phút. Dùng một miếng băng lạnh đắp lên vùng bụng dưới và phấn trong bắp đùi. Ngâm chân nước ấm và đắp khăn lạnh vùng bụng có thể làm hạn chế xung huyết tử cung và các cơ quan sinh dục khác.

            Xuất huyết bất thường. Phương pháp chữa trị tự nhiên đề ra các phương pháp dưới đây nhằm duy trì sự khoẻ mạnh cho tử cung và giúp các hooc mon nữ được sản xuất ra bình thường:

            Bó khăn lạnh. Chọn 1 khăn vải bông thô vừa với bụng và để khăn dưới vòi nước lạnh. Vắt nhẹ sao cho nước không còn nhỏ ra. Đặt khăn này lên bụng rồi dùng 1 khăn lạnh khô phủ lên trên. Bó khăn lạnh khoảng 20 phút, ba lần mỗi ngày:

            Trước khi ăn sáng.

            Vào bốn giờ chiều.

            Hai giờ rưỡi sau khi ăn tối.

            Bó khăn lạnh mang lại hai lợi ích:

            Kích hoạt màng tử cung bằng cách tăng cường lưu thông máu.

            Điều hoà việc sản xuất hooc mon của buồng trứng.

            Có thể tiếp tục bó khăn lạnh ngay cả khi kinh nguyệt đã bình thường. Bạn không nên bó khăn lạnh trong vòng ba ngày đầu của kỳ kinh.

            Tắm mát vùng hông. Tắm mát vùng hông hàng ngày (trừ những ngày có kinh) giúp duy trì vòng kinh điều hoà.

            Bó ướt. Bao gồm hai trang phục lót - một ướt và một khô. Nhúng đồ lót thứ nhất dưới vòi nước lạnh, vắt nhẹ cho nước khỏi nhỏ giọt rồi mặc vào người, sau đó mặc thêm bên ngoài một đồ lót khô. Có thể mặc áo ngủ thường ngày ra bên ngoài.

            Bó ướt bằng đồ lót được thực hiện ít nhất một giờvào sau buổi ăn tối khoảng nửa giờ. Bạn vẫn có thể ngủ bình thường khi bó ướt. Phương pháp bó ướt giúp hạn chế sự con người thắt tử cung và điều hoà việc sản xuất các hooc mon nữ. Không nên bó ướt khi đang có kinh.

            Thụt rửa âm đạo. Rửa âm đạo bằng nước thuốc giúp cho lượng máu dư còn lại sau kỳ kinh được lấy ra sạch. Thụt rửa âm đạo giúp giữ vệ sinh âm đạo và ngăn ngừa nhiễm trùng các cơ quan sinh sản.

            Bó bùn. Chuẩn bị hỗn hợp bùn tinh khiết và nước đá. Bọc hỗn hợp trong khăn thành một gói dài khoảng 20 cm, rộng 10 cm và dày khoảng 3 cm. Đặt gói bùn lên bụng và đắp chăn lên khoảng 20 phút. Bó bùn tỏ ra rất hiệu quả với những trường hợp xuất huyết nặng.

            Chế độ ăn. Các biện pháp ăn kiêng chỉ có hiệu quả trong việc điều hoà kinh nguyệt và phòng chống các tác dụng phụ khi người bệnh tránh các căng thẳng về thể chất và tinh thần. Các chế độ ăn được đề xuất gồm:

            Ăn chay. Người bệnh được đề nghị ăn chay từ 3 đến 5 ngày sau khi hết kinh. Việc ăn chay cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Tuỳ vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt và tình trạng tổng quát của bệnh nhân, bác sĩ có thể cho dùng ba loại món ăn từ trái cây. Nên ăn chay trong thời kỳ có kinh, đặc biệt khi bị xuất huyết nhiều. Vì thế chế độ ăn chay thường được áp dụng khi bị đau bụng nhiều.

            Dùng thực phẩm nhiều chất xơ. Thêm các loại trái cây và rau tươi, các loại hạt có nước trong mỗi bữa ăn. Nên ăn thịt ít và ăn làm nhiều lần thay vì ăn 1 lần quá  nhiều thịt. Cần tránh dùng các loại bột tinh chế, đường, bánh kẹo, các loại thức ăn mặn, chiên nhiều dầu mỡ.

            Tập thể dục. Các bài tập yoga thường xuyên tỏ ra rất hiệu quả trong việc điều trị kinh nguyệt không điều hoà hoặc kinh nguyệt quá nhiều. Một số bài tập yoga có chức năng điều hoà tuyến tuỵ và các cơ quan sinh sản bằng cách tăng cường cung cấp máu đến các cơ quan này. Để tập có hiệu quả, bạn cần phải theo học yoga đúng phương pháp.

            Đối với đau bụng kinh, phương pháp chữa trị tự nhiên là dùng biện pháp chườm nóng vùng bụng dưới như 1 phương pháp điều trị đau bụng kinh. Ngồi trong chậu nước nóng 20 phút có tác dụng làm thư giãn các cơ quan âm đạo và tử cung, từ đó giảm đau khi có kinh.

            Nên uống nước nóng khi có kinh, táo bón cũng làm tăng các cơn đau bụng kinh, vì thế cần uống nhiều nước. Thường xuyên dùng các thực phẩm có nhiều chất xơ cũng giúp kiểm soát được tình trạng đau bụng kinh.

Liệu pháp Unani.

            Trong phương pháp điều trị Unani, thiền được gọi là Haiz. Việc xác định các dạng rối loạn kinh nguyệt trong phương pháp Unani cũng tương tự như trong liệu pháp đối chứng. Tất cả các dạng rối loạn kinh nguyệt và các cách chữa trị bằng phương pháp Unani đã được mô tả chi tiết bởi 1 số danh y trước đây. Dưới đây là miêu tả về cách chữa trị xuất huyết bất thường.
Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình