Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Chứng tổng hợp Reiter và viêm khớp dạng phong thấp có phải là một loại bệnh không?

Trên lâm sàng, chứng tổng hợp Reiter và viêm khớp dạng phong thấp có rất nhiều điểm giống nhau, như cả hai đều phát sinh ở thanh thiếu niên, phát bệnh cấp tính kèm theo sốt, có viêm khớp, độ lắng máu tăng, protein phản ứng C tăng, điều trị bằng thuốc kháng viêm không chứa hoóc môn rất có hiệu quả, sau khi điều trị khỏi không để lại dị hình khớp xương. Hiện nay người ta cho rằng, hai bệnh này đều thuộc viếm khớp phản ứng. Nhưng chứng tổng hợp Reiter và viêm khớp dạng phong thấp không phải là một loại bệnh. Điểm khác biệt chủ yếu của hai loại bệnh này là:

(1) Về nhân tố gây bệnh, chứng tổng hợp Reiter có liên quan đến viêm đường niệu và bệnh lị amíp; còn viêm khớp dạng phong thấp lại có liên quan đến viêm họng do nhiễm cầu khuẩn chuỗi xích.

(2) Chứng tổng hợp dường như chỉ thấy ở nam giới, còn viêm khớp dạng phong thấp, cả nam lẫn nữ đều phát bệnh.

(3) Chứng tổng hợp Reiter điển hình gồm ba chứng liên kết với nhau là viêm kết mạc, viêm đường niệu là viêm khớp; còn viêm khớp dạng phong thấp thì không có viêm kết mạc và viêm đường niệu.

(4) Viêm khớp trong chứng tổng hợp reiter thường kèo dài liên tục, phải vài ngày hoặc vài tuần mới có thể hết; còn viêm khớp dạng phong thấp không thể hiện cố định, thường một khớp bị tổn thương sẽ rất nhanh chóng khỏi, nhưng một khớp khác lại bị viêm.

(5) Chứng tổng hợp reiter có thể kèm theo bệnh da hóa sừng mưng mủ; còn viêm khớp dạng phong thấp có thể xuất hiện ban đỏ dạng kết mấu.

(6) Chỉ một số ít người mắc chứng tổng hợp Reiter bị bệnh van động mạch chủ; còn người bị viêm khớp dạng phong thấp lại dễ bị bệnh hai van đỉnh.

(7) 75-905 số người mắc chứng tổng hợp reiter có HLA-B27 dương tính, còn viêm khớp dạng phong thấp và HLA-B27 không có liên quan với nhau, đại đa số có kháng O chuỗi xích trong huyết thanh tăng cao.

(8) Người bị chứng tổng hợp Reiter không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc kháng sinh; còn người bị viêm khớp dạng phong thấp thì nên chữa trị bằng penecylin để khống chế nhiễm cầu khuẩn chuỗi xích

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình