Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cách phòng và trị bệnh xà mâu cho dê ra sao?

Bệnh xà mâu là bệnh ngoài da của dê do nuôi trong môi trường quá dơ bẩn như sàn chuồng lâu ngày không được quét dọn, cọ rửa, hoặc dê không được tắm thường xuyên. Bệnh do nấm gây ra, lúc đầu chỉ là những vết nhỏ sần sùi bằng đồng xu, xuất hiện trên đỉnh đầu, ở các gối chân, ở vùng cổ, vùng vai dê. Sau một thời gan,nếu không chữa trị, các vết sần sùi đó lan rộng dần ra, khiến lông trên mình dê rụng từng mảng. Dê bị bệnh này thường ngứa ngáy khó chịu, nên ngày cũng như đêm thường cọ mình vào cột vào vách chuồng cho đã ngứa. Nếu không chữa trị ngay từ đầu, bệnh sẽ lan nhanh từ dê này sang dê khác. Dê bị xà mâu do biếng ăn mất ngủ nên thân xác gầy còm, nếu không được chữa trị, cuối cùng cả mình dê sẽ trụi hết lông, da nổi sần sùi chỗ hồng chỗ xám trông gớm giếc.

Chữa trị bệnh xà mâu bằng cách ngày nào cũng tắm chải cho thật kỹ cho dê bệnh, sao cho những chỗ da sần sùi bị tróc hết lớp vải bên ngoài ra, sau đó dùng bột lưu huỳnh trộn với nhớt máy bôi lên nhiều lần. Nếu bệnh nặng nên bôi thuốc diệt khuẩn Nizoral, đồng thời chích Dexa VMD theo đúng liều lượng ghi trong toa trong vài ba ngày hy vọng sẽ bớt. những con dê bệnh quá nặng, mình tróc hết lông thì mỗi ngày sau khi tắm chải kỹ, nên dùng bột lưu huỳnh trộn với nhớt xức toàn bộ phân nữa mình dê (nếu xức hết toàn thân dê sẽ chết vì các lỗ chân lông bị bít), hôm sau tắm xong xức lưu huỳnh lên phân nửa thân còn lại. Cứ xức thuốc như vậy mỗi ngày, nay xức vùng này, mai lại xức sang vùng khác hy vọng sẽ lành được bệnh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình