Chẳng ai cần đến thuốc giải độc trừ khi bị trúng độc. Thuốc giải độc (antidote) tự nó cũng chẳng có ý nghĩa gì hơn một chất ngăn ngừa sự phát tác của chất độc (poison) là bất cứ chất nào gây hậu quả tai hại hoặc làm chết các mô sống.
Có bốn thứ chất độc được phân loại tùy theo nó tác hại đến cơ thể, Chất độc ăn mòn (corrosvie pioson) hủy các tế bào chạm vào nó như acid chẳng hạn chất độc kích động (irritant pioson) khiến cho các cơ quan tiếp xúc bị xung động tắc nghẽn. Chất độc thần kinh (neurotoxin) tác hại các thần kinh bên trong tế bào. Chất độc hoại huyết (hemotoxin) khiến cho khí oxy không kết hợp được hồng huyết cầu. Khí carbon monoxide khói xe hơi, xe gắn máy – là một chất độc hoại huyết. Khí độc này gây tử vong vì máu mất oxy để nuôi các mô và não.
Để chữa trúng độc, cần phải làm ngay ba điều. Một là phải hoà tan chất độc càng loãng ra càng tốt bằng các cho người trúng độc uống càng nhiều nước càng tốt. Bước kế tiếp, làm rỗng bao tử bằng cách làm sao cho người trúng độc ói mửa hết. Sau đó cho người trúng độc uống thuốc giải độc thích hợp. Thuốc giải độc tác dụng theo nhiều cách để ngừa, ngăn cản sự phát tác của chất độc. Một trong những cách là hoá hợp với chất độc để biến chất độc thành những chất vô hại hoặc ít hại hơn. Chẳng hạn, lấy nước soda hoá hợp với acid, lấy dấm hoá hợp với chất độc có tính kiềm. Thuốc độc có thể có tác động theo vật lý bằng cách tạo ra một lớp bảo vệ màng nhầy. Dầu ô liu và sữa và thuốc giải độc thuộc loại này. Một cách giải độc khác nữa là thuốc giải độc hút lấy chất độc. Than là thuốc giải độc theo cách này. Có loại thuốc giải độc bằng cách tạo ra phản ứng trái ngược với chất độc, nhờ đó vô hiệu hoá chất độc. Tất nhiên, một trong những điều chủ yếu mà y sĩ phải làm là giải được chất độc, tống nó ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Và có nhiều cách để làm như vậy.
Tuy nhiên, cách giải độc tốt nhất vẫn là ngừa. Đừng để chất độc trong tầm tay trẻ con, các chất độc phải tồn trữ cẩn thận, bao dán ghi chữ rõ ràng và xem kỹ trước khi sử dụng nó |