Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vai trò của việc hướng dẫn trong điều trị hen suyễn là gì?

Cách tốt nhất để điều trị hen suyễn là chủ động tham gia vào chính việc điều trị của bạn vì các triệu chứng gây hen suyễn thì không cố định. Chúng có thể nặng hơn hay được cải thiện tốt hơn. Do sự thay đổi tự nhiên này mà bạn không thể lúc nào cũng dùng một loại hay một liều thuốc. Cần thiết phải thường xuyên theo dõi và thay đổi cách điều trị. Để chắc chắn rằng sự theo dõi và những thay đổi là chính xác thì bạn cần phải:

 Hiểu bản chất của bệnh gồm cả việc nhận biết những yếu tố nguy cơ gây ra các triệu chứng.

 Hiểu biết về thuốc chữa hen suyễn và các phản ứng phụ của chúng.

 Nhận thức đúng về kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng những thiết bị dùng trong điều trị hen suyễn.

 Đặt ra mục tiêu cho việc điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc đặt ra mục tiêu của việc điều trị này.

 Nhận biết được các triệu chứng biểu hiện tình trạng bệnh hen suyễn đã tăng nặng để có sự giúp đỡ chuyên môn sớm nhất.

 Kiểm soát các yếu tố môi trường giúp ngăn ngừa hen suyễn.

 Nên kiểm soát yếu tố môi trường song song với việc điều trị. Nếu bạn tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây hen suyễn thì bạn sẽ ít phải điều trị hơn. Không phải lúc nào cũng nhận biết được những yếu tố làm nặng thêm bệnh hen suyễn vì có thể bạn không nhớ hết được bạn đã tiếp xúc với những gì trước khi cơn bệnh xảy ra. Thế nên bạn cần có một cuốn sổ nhật ký ghi lại những yếu tố nguy cơ mà bạn đã tiếp xúc khoảng 12 giờ trước cơn hen. Điều này giúp cho bạn và bác sĩ biết được những yếu tố nguy cơ gây ra cơn hen suyễn cho bạn.

 Sau đây là một số biện pháp làm giảm nguy cơ bị hen suyễn:

 Thực phẩm: khi bạn biết những loại thực phẩm như trứng, lúa mì, sữa … là yếu tố nguy cơ gây hen suyễn thì bạn nên tránh chúng. Nếu bạn dị ứng với một số phụ gia thực phẩm thì nên đọc thành phần trước khi mua những sản phẩm chế biến sẵn. Tránh dùng chúng nếu chúng có chứa chất mà bạn nhạy cảm. Trường hợp không ghi thành phần hoặc ghi không rõ ràng thì tránh những loại đã gây ra hen suyễn cho bạn trước đây.

 Nhiều người dị ứng với thực phẩm cùng họ. Ví dụ: nếu bạn dị ứng với cam thì cũng có thể dị ứng với chanh. Dị ứng với những thực phẩm cùng họ thì gọi là phản ứng ngang. Bạn cũng có thể bị phản ứng dị ứng khi hai loại thực phẩm không gây dị ứng kết hợp với nhau.

 Tìm hiểu về những chất chứa trong thực phẩm gây dị ứng thì rất quan trọng. Ví dụ: nếu bạn bị dị ứng với sữa thì bạn cần tránh những thực phẩm có chứa casein, canxi caseinate hay nước từ trong sữa chua. Tương tự nếu bạn dị ứng với ngũ cốc thì tránh rượu nấu từ ngũ cốc, xi rô ngũ cốc, tinh bột ngũ cốc hay thuốc có bọc bột ngũ cốc.

 Ve: chúng là những côn trùng rất nhỏ cùng họ với con bét. Ve sống nhờ vảy da, thường gọi là gàu. Chúng phát triển nơi ẩm ướt và thường có nhiều trên giường ngủ, đệm, gối và đồ đạc có bọc vải. Cả ve và phân ve đều có thể gây ra dị ứng. Thường khó mà đuổi hết ve ra khỏi nhà hoàn toàn được. Bạn có thể làm giảm số lượng chúng bằng cách: dùng máy điều hòa ở nơi có khí hậu ẩm ướt, thường xuyên làm vệ sinh giường, đệm, gối, … tránh dùng thảm lau chùi đồ đạc, rèm cửa và những vật dụng gia đình khác.

Gián: phân gián và những phần xác phân hủy của chúng là một nguyên nhân chính gây ra hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em. Giữ cho nhà thường xuyên không có gián và lau chùi đồ đạc trong nhà cẩn thận.

Tránh dùng thuốc xịt côn trùng có mùi khó chịu vì chúng có thể kích thích đường dẫn khí và làm hen suyễn nặng thêm.

Nấm: nấm phát triển quanh năm ở nơi tối và ẩm ướt. Lau chùi sàn nhà, đồ đạc cố định, tường … bằng xà phòng thường xuyên và lau khô bằng giẻ. Hãy chắc chắn không để thấm hay rò rỉ trong tường. Nếu có thì phải tìm nguyên nhân và sửa chữa ngay. Một số cách khác có thể ngăn nấm phát triển là giữ đồ da sạch sẽ; giảm lượng ẩm thừa bằng máy chống ẩm; lau chùi tủ lạnh và vùng ẩm ướt bằng chất tẩy và nước; dùng thuốc xịt nấm trong bồn, phòng tắm, máy điều hòa nhiệt độ …

Thú cảnh: lông, nước bọt, nước tiểu, vảy da … của thú nuôi cảnh và loài gậm nhắm có thể gây ra hen suyễn. Tránh giữ thú nuôi hoặc đồ vật làm từ lông tự nhiên hay tổng hợp.

Vảy da thú có thể còn tồn tại trong nhà nhiều tháng sau khi bạn cho thú nuôi của bạn đi. Do đó bạn nên thường xuyên vệ sinh những nơi vảy da thú có thể có bằng hóa chất. Nếu bạn phải giữ thú trong nhà thì theo những hướng dẫn sau để giảm các phản ứng dị ứng:

 Để thú ở ngoài nhà. Trường hợp không thể thì tránh để chúng vào phòng ngủ.

 Không thể để thú ở gần bạn vào ban đêm. Lý do là vì nguy cơ bị các triệu chứng hen suyễn về đêm là cao hơn.

 Rửa tay bằng xà phòng mỗi khi động đến thú vật.

 Tắm thú vật 1 lần 1 tuần. Mèo thường không thích nước nhưng bạn có thể tập quen cho nó sau một thời gian.

 Không cho thú vật vào xe hơi vì vảy da của chúng dính trong bọc ghế rất lâu.

 Ô nhiễm không khí trong nhà: nhiều dị ứng nguyên được sinh ra khi nấu nướng, hút thuốc … hay vào nhà theo gió. Những dị ứng nguyên này làm ô nhiễm không khí trong nhà và do đó làm tăng nguy cơ hen suyễn. Ô nhiễm không khí trong nhà có thể phòng tránh bằng cách thường xuyên lau chùi nhà cửa và đồ đạc. Tránh dùng bình xịt, bếp dầu, lò nấu than, mỹ phẩm … mà có thể gây ra hen suyễn. Lắp đặt máy lọc không khí trong nhà bếp và ống khói, giúp giảm nguy cơ gây hen suyễn.

 Hút thuốc: hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ô nhiễm không khí trong nhà và làm gia tăng nguy cơ hen suyễn. Những hướng dẫn chung giúp ngăn ngừa với khói thuốc bao gồm:

Tránh hút thuốc.

Yêu cầu không hút thuốc gần người bị hen suyễn.

Trường hợp bạn ở trong nhóm có người hút thuốc, thì hãy tránh xa khỏi những người đó.

Tránh đi chung xe với những người hút thuốc.

Kiên quyết ở những khu vực không hút thuốc trong khách sạn, nhà hàng và rạp hát.

Ô nhiễm không khí ngoài trời: những triệu chứng hen suyễn nặng thêm trong một số mùa bởi vì có sự hiện diện của phấn hoa và bào tử nấm. Bạn không thể hoàn toàn tránh khỏi chúng được nhưng có thể thay đổi cách sống để giảm tiếp xúc với chúng. Sau đây là một số lựa chọn để làm giảm sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí ngoài trời:

 Ở trong nhà lâu hơn trong những mùa mà những loại phấn hoa bạn dị ứng có trong không khí.

 Tránh ở ngoài trời lâu trong những ngày có gió.

 Tập thể dục sớm vào buổi sáng trước khi mức độ ô nhiễm tăng lên.

 Tránh tập ngoài trời. Trường hợp bạn không thể tránh tập thể dục ngoài trời, bạn hãy tập ở công viên và những nơi ít bị ô nhiễm.

 Trường hợp bạn phải làm việc trong vườn hay có khuynh hướng phải tiếp xúc với cây cối thì hãy đeo khẩu trang chống phấn hoa và tắm ngay sau khi hoàn tất công việc để rửa trôi phấn hoa.

 Tiếp xúc do nghề nghiệp: nếu bác sĩ xác nhận rằng một số chất hoặc điều kiện trong môi trường làm việc của bạn có thể gây ra hen suyễn thì bạn cần phải tránh nó. Thử thay đổi công việc và nếu không thể thì hãy mang những thiết bị bảo vệ để giảm việc tiếp xúc với các dị ứng nguyên. Giữ một môi trường làm việc khỏe mạnh và có kế hoạch sản xuất khác thay thế hoặc sử dụng chất thay thế.

 Nhiễm trùng đường hô hấp:

 Rất khó khăn ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ xuống bằng cách thực hiện một phong cách sống khỏe mạnh. Bạn cần phải:

 Tiêu thụ một khẩu phần ăn cân đối mà không có bất cứ thực phẩm chế biến sẵn có phụ gia nào. Hãy ăn một tỷ lệ hoa quả tươi và rau xanh nhiều hơn.

 Chuẩn bị một kế hoạch tập luyện cho cá nhân dưới sự tư vấn của bác sĩ một cách nghiêm túc. Luyện tập thường xuyên sẽ làm tăng dung tích phổi và giảm nguy cơ nhiễm trùng thông thường. Uống nhiều nước để giữ cho cơ thể hydrat hóa tốt. Việc thiếu nước có thể tạo ra sự bài tiết nước nhầy ở thành trong của đường hô hấp dày hơn. Nước nhầy dày không thể loại bỏ đi những dị ứng nguyên đã hít vào một cách hiệu quả.

 Không tự chữa trị ngay cả khi đó chỉ là bệnh nhẹ như cảm lạnh hoặc ho thông thường. Lí do là vì một số thuốc chống dị ứng và sirô ho có thể phản ứng xấu với thuốc trị hen suyễn.

 Tránh đi cùng những người bị cảm lạnh.

 Uống vắc xin influenza nếu bạn bị hen suyễn vừa hoặc nặng. Ảnh hưởng của influenza hay vắc xin ngừa bệnh cúm kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và cấu trúc của vi rút thường thay đổi. Do đó bạn cần uống những vắc xin này hàng năm.

 Mặc quần áo ấm vào mùa đông hay trong những ngày có gió. Che miệng và mũi trong những ngày có gió và lạnh.

 Chứng ợ nóng: chứng ợ nóng là một thuật ngữ thông dụng, chỉ sự dội ngược khí khi acid từ trong dạ dày đi vào thực quản gây ra cảm giác nóng trong dạ dày và ngực. Nó cũng thường gây ra tiếng ợ, hoặc nôn thức ăn ngược trở lại thực quản. Chứng ợ nóng xuất hiện khi van một chiều tại vị trí giao giữa thực quản và dạ dày bị hỏng. Nó thường xảy ra vào ban đêm khi bạn nằm xuống. Vì vậy, bệnh hen suyễn do dội ngược khí thì cũng thường xảy ra vào ban đêm. Bạn có thể giảm chứng ợ nóng bằng những cách đơn giản sau:

 Giữ cho đầu giường phía đầu nâng cao lên khoảng 6 inch. Chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ để bạn không cảm thấy no sau mỗi lần ăn và không bị khó tiêu.

 Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ăn tối khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ. Ăn nhiều những thức ăn có dạng sợi. Tránh những thức ăn giàu đạm và cay. Tránh uống rượu, cafe, trà hay những loại nước ngọt có caffein

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình