Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cách chữa bệnh và phòng bệnh dịch tả cho dê?

Bệnh dịch tả là bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi trùng gây ra, tác hại lớn cho trâu bò, sau đó mới đến dê cừu. Khi mắc bệnh trâu thường bị chết đến 90%, bò chết 50%, dê cừu tổn thất nhẹ hơn.

Bệnh lây lan từ dê bệnh sang các dê mạnh, (trực tiếp) và gián tiếp qua người chăn, qua chó mèo gà vịt... có dịp tiếp xúc với ổ bệnh. Vì siêu vi trùng dịch tả có trong nước bọt, nước tiểu và phân của dê bệnh nên dễ lây sang các dê mạnh do nhốt chuồng, ăn chung đồng cỏ, uống chung nguồn nước.

Dê bệnh sốt cao trên 40 độ nên lông mình xù lên, nước mắt nước mũi chảy lên tục. Mắt đỗ ghèn và đỏ ngầu. Niêm mạc ở mắt mũi môi trong vòm miệng đều nổi nhiều mụn đỏ, vài ngày sau loét ra. Dê bệnh lúc đầu táo bón, sau đi phân lỏng, phân màu đen có lẫn máu và mùi rất tanh hôi. Do ăn uống không được nên bệnh dê thân xác gầy tọp rất nhanh để rồi con nào không đủ sức đề kháng thì vài tuần sẽ chết. Nhưng, có điều may là bệnh truyền nhiễm này không tác hại nặng cho dê cừu, nên dù mắc bệnh nhưng đa số dê được lướt qua.

Nên cách ly dê bệnh ra khỏi bầy đàn ngay khi phát giác nó bị bệnh. Cho uống nước lá ổi già sắc đặc hoặc nước vỏ trái măng cụt phơi khô sắc đặc để cầm bệnh tiêu chảy cho dê bệnh. Con nào chết vì bệnh dịch tả phải đào hố sâu mà chôn, bên trên xác dê nhớ rắc một lớp vôi bột. Bệnh dịch tả đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị: dê nào lướt qua được cơn bệnh sẽ mất sức một thời gian dài, vậy nên tẩm bổ từ từ cho chúng mau hồi sức.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình