Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Những xét nghiệm nào được khuyến cáo đối với thận?

Có 3 lí do khiến cần thực hiện những xét nghiệm đối với sỏi thận. Đó là:

Để xác định loại sỏi thận.

Để nhận định được các yếu tố góp phần vào sự hình thành sỏi thận.

Phát hiện những tổn hại do sỏi thận gây nên, nếu có.

Các xét nghiệm thường được khuyến cáo đối với sỏi thận bao gồm:

Các xét nghiệm máu đối với các chỉ tiêu urê, huyết thanh creatinine, axít uric, canxi và phosphate.

Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sự nhiễm trùng, nếu có, và tìm kiếm sự có mặt của các tinh thể.

Các tinh thể giúp xác định loại sỏi có mặt trong hệ tiết niệu.

Đôi khi phân tích mẫu nước tiểu được lấy quá 24 giờ.

Xét nghiệm này được khuyến cáo để xác định các mức độ của canxi, phosphate, urate và oxalate.

Chụp X-quang và siêu âm vùng bụng cũng được khuyến cáo để khẳng định sự có mặt của sỏi thận và xác định kích thước và vị trí của nó.

Phép chụp tia X tĩnh mạch bể thận là một biện pháp chụp X-quang đặc biệt trong đó một loại thuốc màu tương phản được tiêm vào tĩnh mạch. Chất màu tương phản này luân chuyển đến thận và được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Khi đến niệu quản, nó làm cho niệu quản chắc sáng và vì thế trở nên thấy được với tia X. Như vậy xét nghiệm này phát hiện được sự tắc nghẽn trong hệ tiết niệu.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình