Từ rất xa xưa đã nảy ra vấn đề cần săn sóc các thành viên đau yếu trong xã hội. Nhưng trong lịch sử loài người thì ý nghĩ về việc lập các bệnh viện còn khá mới mẻ.
Thí dụ như người Hy lạp cổ không có tổ chức công cộng chăm sóc bệnh nhân. Một số thầy thuốc có phòng khám nhưng đều rất nhỏ, một lần chỉ có thể chữa cho một bệnh nhân: Trong những năm chiến tranh, người La Mã cổ lập nên một số phòng y tế dùng để điều trị cho các quân nhân bị ốm và bị thương. Về sau trong các thành phố lớn cũng tổ chức những phòng y tế do công quỹ đài thọ.
Nói theo một ý nghĩa nào đó thì ảnh hưởng của người La mã cổ đã dần đến việc tổ chức bệnh viện. Cùng với việc phát triển của đạo Thiên chúa, việc chăm sóc bệnh nhân trở thành trách nhiệm của giáo hội. Thời trung cổ, các tu viện đã được cung cấp phần lớn các cơ sở để làm bệnh viện, các nam nữ tu sĩ đều kiêm nhiệm công việc hộ lý.
Phong tục đến cầu nguyện ở nơi Đất thánh cũng thúc đẩy việc thành lập các bệnh viện. Vì con đường đến đất Thánh xa xôi nên các tín đồ phải ngủ đêm trong những quán trọ ven đường. Các quán trọn này gọi là "hospitalia" nghĩa là nhà khách, chữ này có nguồn gốc từ chữ latinh "hospes" nghĩa là "người khách". Những quán trọ có liên hệ với nhà thờ cũng chăm sóc những khách hành hương ốm đau, tàn tật hoặc mệt nhọc. Do đó chữ "hosspital" (bệnh viện, nhà thương) cũng hàm ý là chăm sóc bệnh nhân.
Điều kiện sinh hoạt trong thời trung cổ còn chưa tiện lợi, vệ sinh, cho nên bệnh viện chật chội, chưa sạch sẽ. Lúc ấy rất nhiều bệnh viện xếp 3 bệnh nhân nằm một giường.
Đến thế kỷ XVII, điều kiện sinh hoạt có sự cải thiện. Mọi người cảm thấy việc chăm sóc bệnh nhân là trách nhiệm của nhà nước. Nhưng phải đến thế kỷ XVIII. các bệnh viện công mới phổ biến ở các thành phố lớn nước Anh. Không lâu sau, phương thức xây dựng bệnh viện công mới truyền lan ra các nước châu Âu.
Ở Bắc Mỹ bệnh viện đầu tiên được xây dựng năm 1524 ở Mêhicô city. Trong chế độ thuộc địa Anh, bệnh viện đầu tiên do công ty Đông Ấn xây dựng vào năm 1663 tại đảo Manhattan |