Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao hương hoa có thể chữa bệnh được?

Ở Tatghi Kitxtan có một bệnh viện đặc biệt. Các bác sĩ và y tá ở đây điều trị cho bệnh nhân không phải bằng cách, uống thuốc, mổ xẻ hay một phương pháp nào khác, mà là điều trị bằng một phương pháp độc đáo: dùng hương hoa. Họ cho bệnh nhân ngồi trong những chiếc ghế sa lông êm ái dễ chịu, rồi vừa ngửi mùi thơm của các loài hoa toả ra ở xung quanh, vừa lắng nghe các bản nhạc êm ái du dương. Rất nhiều thứ bệnh đã dần biến mất trong những hương hoa ấy.

Lẽ nào hương hoa cũng có tác dụng chữa bệnh?

Thì ra là thành phần chủ yếu tạo nên mùi thơm của hoa là một số hợp chất hữu cơ, ví dụ như mùi thơm tinh khiết của gỗ đàn hương là một chất hữu cơ có chứa tinh chất đàn hương; mùi thơm nồng nàn của hoa lan trắng có chứa hợp chất este axit hữu cơ; còn mùi thơm mát của bạc hà thì thành phần chủ yếu của nó là tinh chất dầu bạc hà. Những hợp chất hữu cơ này rất dễ khuyếch tán cùng với hương hoa ra ngoài không khí, khi người ta hít vào nó sẽ theo vào cơ quan khứu giác, kích thích thần kinh khứu giác, làm cho người ta cảm nhận được sự tồn tại của hương vị, đồng thời, những hợp chất hữu cơ này cũng phát huy tác dụng trong cơ thể con người, sinh ra hiệu quả trị bệnh.

Căn cứ vào lý luận này, rất nhiều nước đã bắt đầu chữa bệnh bằng phương pháp mới gọi là “tắm rừng”: để bệnh nhân sống trong rừng, hít thở các mùi thơm mà rừng cây phát tán ra, kết quả điều trị rất tốt. Các nhà khoa học đã dùng những máy móc tiên tiến để tiến hành phân tích, phát hiện thực vật trong rừng có thể giải phóng ra hơn 100 loại hợp chất hữu cơ chứa terpenes khác nhau, họ chia ra thành các nhóm nhỏ có tác dụng khác nhau như tiêu viêm, tiêu độc hoặc chống đi lỏng cho nên mùi thơm trong rừng có thể diệt khuẩn, xua đuổi côn trùng giữ cho không khí trong rừng luôn sạch sẽ, tinh khiết.

Tuy hương hoa có thể chữa được bệnh, nhưng có một điểm cần lưu ý là, tính chất hoá học của các hương hoa của các loài hoa khác nhau, tác dụng chữa bệnh cũng rất khác nhau, thậm chí lại có một số loài hoa lại có độc. Ví dụ như loài hoa đỗ quyên vàng, trong hoa có chứa độc tố rất mạnh, nếu sử dụng không đúng sẽ làm cho người trở nên rất mẫn cảm, thậm chí còn bị choáng. Còn có một loại cỏ gọi là cỏ làm say cá, hoa có thể làm thuốc nhưng lại có chất độc. Nếu thả hoa vào trong hồ nuôi cá, cá sẽ bị chết; nếu người hay động vật không cẩn thận mà ăn nhầm nó hoặc ngửi nó trong thời gian dài sẽ sinh ra hiện tượng nôn oẹ hoặc khó thở. Do đó, sử dụng biện pháp hương hoa cũng giống như tiêm hoặc uống thuốc, cần phải được sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình