Tia X quang hay còn gọi là tia Rơnghen, tia này do nhà vật lý học Rơnghen người Đức phát hiện vào năm 1895. Loại bức xạ này mắt thường không thể nhìn thấy, không những xuyên qua được giấy đen, thuỷ tinh, còn có thể xuyên qua kim loại màu và cơ thể người, ngoài ra, có thể xuyên qua phim ảnh. Vì vậy, chiếu tia X quang là một phương pháp chuẩn đoán và được sử dụng phổ biến trong bệnh viện. Chuẩn đoán bằng tia X quang rẻ, tiện lợi, nhanh, hiệu quả, bệnh về nội khoa, xương, lục phủ ngũ tạng… dùng tia X quang để chụp ảnh, bác sỹ khi nhìn vào những hình ảnh của vùng bị thương là có thể hiểu được tình hình bệnh.
Có rất nhiều người được chụp X quang. Chúng ta thường thấy các bác sỹ trong phòng X quang mặc áo chì rất kỳ quặc, vì sao vậy? Khả năng xuyên thấu của X quang do tính phóng xạ của vật chất. Mà tính phóng xạ của vật chất giống như con dao hai lưỡi, nó có thể chuẩn đoán và chữa được bệnh, nhưng đồng thời nó có thể làm tổn hại sức khỏe của chúng ta. Đó là vì sự bức xạ của những tia phóng xạ có thể làm tổn thương và tiêu huỷ những tế bào của chúng ta. Nếu cơ thể con người hấp thụ một lượng lớn phóng xạ thì có thể gây ra tổn thương tế bào hàng loạt, nếu như không có một lượng tế bào mới để bù đắp lại thì những vùng chịu bức xạ có thể bị huỷ hoại. Ngoài ra, những vùng hấp thu phóng xạ lớn thường gây ra ung thư.
Tuy nhiên, chúng ta không nên quá sợ hãi bởi vì tiếp xúc với một lượng nhỏ bức xạ, thường thì không có vấn đề gì. Trên thực tế, trên cơ thể con người tồn tại đồng vị phóng xạ tự nhiên, bình quân có thể người cứ mỗi phút có thể sinh ra vài chục vạn lần biến chất có tính phóng xạ. Lương thực, không khí, vật kiến trúc, đất đai xung quanh ta đều tồn tại một hàm lượng phóng xạ nhất định. Nhưng, mỗi người chúng ta bình quân mỗi năm hấp thụ một lượng lớn phóng xạ không lớn, bao gồm chụp phim X quang, vẫn không thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Nhưng những bác sỹ làm việc trong phòng X quang quanh năm suốt tháng chụp X quang cho bệnh nhân nếu như không áp dụng biện pháp bảo vệ thì sẽ hấp thụ một lượng bức xạ quá lượng gây hại cho cơ thể. Tia X quang có thể xuyên qua nhiều vật chất nhưng rất khó xuyên qua chì. Cho nên bác sỹ khi mặc áo có lượng chì đủ lớn tia X quang hoàn toàn bị hấp thụ, ngăn cản đường đi, từ đó bảo vệ bác sỹ khỏi những tổn thương từ bức xạ của tia X quang. |