Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Thế giới
Sẹo được hình thành như thế nào?

Bất kể là vùng da nào trên cơ thể, sau khi bị thương, khi khỏi nhất định vẫn sẽ để lại sẹo. Có những vết sẹo rất rõ, có vết lại rất mờ nhạt; điều này tuỳ thuộc vào mức độ bị thương nặng hay nhẹ và thể chất của từng người.

Vậy thì, các em có biết sẹo được hình thành như thế nào không?

Sau khi da người bị thương, các tế bào hình thành ở sâu trong vết thương sẽ kết thành sợi có độ dai rất cao để liên kết lại các phần da bị rách. Trên bề mặt da, số lượng các tế bào biểu bì không ngừng tăng lên, phủ lên bề mặt vết thương và giúp vết thương mau lành. Trên bề mặt của vết thương thường để lại dấu của quá trình “khâu” lại da này, đó chính là sẹo. Màu sắc của các vết sẹo thường đậm hơn màu da và độ cao cũng cao hơn một chút, đồng thời sẽ khiến người ta cảm thấy hơi ngứa. Cùng với thời gian, cảm giác ngứa sẽ mất dần, màu của vất sẹo cũng nhạt đi và bằng phẳng hơn. Nếu sẹo không quá lớn, qua một thời gian nhất định, vết sẹo có thể ngày càng trở nên nhạt dần và càng giống với màu da, thậm chí có thể biến mất.

Qua đó có thể thấy rằng, sự hình thành của vết sẹo là một trong những khả năng tự bảo vệ của cơ thể

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình