Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Thế giới
Tại sao con người lại già đi?

Đơn vị cấu thành cơ bản của cơ thể người là tế bào; các tế bào không ngừng được sinh ra và cũng không ngừng chết đi; số lượng tế bào hầu như được giữ ở một mức ổn định. Ngoài các tế bào thần kinh, các tổ chức tế bào khác trên cơ thể thông thường cứ 6 đến 7 năm lại thay đổi hết một lượt, vì thế mà cơ thể có khả năng duy trì thường xuyên các hoạt động.

Tuy nhiên, các tế bào thần kinh lại không có khả năng tái tạo và không thể thay bằng các tế bào mới. Cùng với sự sinh trưởng, lão hoá và chết đi của các tế bào thần kinh, sinh mệnh của con người cũng theo đó mà sinh trưởng và già theo. Y học hiện đại cho rằng, cùng với sự lão hoá của các tế bào thần kinh, trung khu thần kinh và hệ thần kinh thực vật không thể duy trì khả năng hoạt động bình thường khiến môi trường bên trong cơ thể dần dần mất đi sự ổn định và bị tổn thương, con người cũng theo đó mà già đi.

Ngoài ra, sự lão hoá của con người còn có liên quan đến sự thay đổi của tuyến nội tiết. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: nồng độ hoocmon giới tính cao hay thấp, cân bằng hay mất cân bằng đều ảnh hưởng đến quá trình lão hoá. Trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, một số độc tố có hại cho cơ thể không ngừng được sinh ra và tích lại bên trong cũng thúc đẩy quá trình lão hoá diễn ra nhanh hơn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình