Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Thế giới
Chỉ số thông minh cao phải chăng nhất định sẽ thành tài?

Có lẽ mọi người đều hiểu rằng chỉ số thông minh cao có nghĩa là như thế nào, chỉ số thông minh có thể được thông qua các trắc nghiệm, nó biểu thị khả năng trí lực của một người nào đó. Theo cách nói thông thường, những người có chỉ số thông minh cao hơn 130 được coi là thông minh; những người có chỉ số dưới 70 được coi là không bình thường; những người có chỉ số thông minh trên dưới 100 là bình thường.

Đương nhiên, mỗi người trong chúng ta đều hy vọng mình thông minh hơn một chút; có người còn cho rằng, chỉ cần chỉ số thông minh cao nhất định sẽ thành tài. Thực ra, chỉ số thông minh cao không nhất định sẽ là sự đảm bảo cho thành công của một con người. Bắt đầu từ thập niên 20 của thế kỷ 20, các nhà tâm lý học của Mỹ đã tiến hành một cuộc theo dõi giám sát kéo dài tới hơn 40 năm đối với 1528 em thiếu niên có chỉ số thông minh cao hơn 140. Kết quả là, trong hơn 1500 “thần đồng” một thời đó chỉ có 20% có được những thành tựu đáng chú ý, 60% chỉ thành đạt ở mức bình thường, số còn lại thì chẳng làm được một việc gì. Điều đó cho thấy rằng, chỉ số thông minh cao hay thấp không phải là điều kiện quyết định sự thành công của con người.

Thực tế cho thấy rằng, ảnh hưởng của những nhân tố phi trí lực như động cơ, hứng thú, tình cảm, ý chí, tính cách… đều có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Sự phấn đấu cần mẫn và khắc khổ rèn luyện mới chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mỗi người.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình