Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Thế giới
Bạn biết gì về rốn người?
Mỗi người chúng ta đều có một chiếc rốn tròn tròn nơi phần trên của bụng dưới, xem ra không có tác dụng gì. Vậy thì, chiếc rốn xuất phát từ đâu?

Thì ra, trong thời kỳ thai nhi, các chất dinh dưỡng được truyền vào cơ thể con thông qua dây rốn. Dây rốn có kích thước khoảng bằng một chiếc đũa, là sợi dây duy nhất nối liền giữa người mẹ và thai nhi; bên trong dây rốn có một dây động mạch rốn và một dây tĩnh mạch rốn. Động mạch rốn đem những chất dinh dưỡng trong máu của người mẹ truyền sang thai nhi, còn những chất do thai nhi bài tiết ra sẽ thông qua tĩnh mạch rốn quay trở lại cơ thể mẹ, chính vì vậy mà thai nhi mới có thể lớn dần.

Thai nhi phát triển không ngừng trong cơ thể mẹ, quá trình này kéo dài khoảng gần 10 tháng, sau đó, thai nhi sẽ được sinh ra. Thai nhi mới sinh ra vẫn được liên hệ với cơ thể mẹ qua dây rốn. Do thai nhi sau khi sinh đã có thể tự hô hấp, tim đã đủ khả năng cung cấp máu cho cơ thể nên dây rốn không còn tác dụng. Chính vì thế, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho thai nhi, dây rốn sau khi cắt sẽ teo dần, tự đóng lại và hình thành rốn như chúng ta vẫn thấy vậy

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình