Trong quá trình tồn tại và tiến hoá lâu dài của con người, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học cơ thể và sự nâng cao của chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình đang ngày một kéo dài thêm. Vậy thì, tuổi thọ của con người có giới hạn không?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tuổi thọ của động vật được khống chế bởi các gen trong tế bào. Tuổi thọ của con người có liên quan mật thiết đến thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ phát triển và số lần phân chia của các tế bào. Thời gian sinh trưởng thông thường của con người là khoảng 25 năm, tuổi thọ sẽ kéo dài gấp khoảng 5 đến 7 lần thời gian sinh trưởng, do vậy, tuổi thọ cao nhất của loài người sẽ vào khoảng từ 125 đến 175.
Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, tuyệt đại đa số chúng ta không thể sống tới tuổi thọ tối đa đó, tại sao lại như vậy? Các nhà khoa học cho rằng, những nhân tố sau đây là nguyên nhân chủ yếu rút ngắn tuổi thọ: so với các loài động vật khác, sau khi loài người tiến hoá và đứng thẳng lên để đi lại, cột sống các xương và cơ phải chịu những áp lực quá lớn, phần đầu ở vị trí cao nên lượng ô xy không đủ, hoạt động của tim bị hạn chế và dễ dẫn đến những bệnh về tim, não…; chức năng của dạ dày suy giảm, con người mắc phải những căn bệnh hiện đại quá sớm. Ngoài ra, loài người là động vật mang tính xã hội duy nhất nên những yếu tố như dinh dưỡng, tâm lý, môi trường…dễ dẫn dến các bệnh về tim và não.
Theo dự đoán của các nhà khoa học người Anh, đến năm 2020, tuổi thọ trung bình của loài người sẽ đạt 100 tuổi |