Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Thế giới
Tại sao khi mới vào chỗ tối, chúng ta lại không nhìn rõ đồ vật?

Khi bạn bước từ chỗ sáng vào chỗ tối sẽ cảm thấy không nhìn rõ đồ vật xung quanh, phải qua một lúc lâu mới có thể nhìn rõ dần, tại sao như vậy?

Thì ra, trong mắt có hai hệ thống: thứ nhất là hệ thống khúc quang, tức là khiến tia sáng khúc xạ qua đó để đến võng mạc; thứ hai là hệ thống cảm quang, có thể thông qua các tế bào cảm quang trên võng mạc, đem những tín hiệu ánh sáng đó truyền đến đại não, đại não sẽ phân tích, xử lý những tín hiệu đó với tốc độ cực nhanh để sản sinh thị giác.

Tế bào cảm quang chia ra làm hai loại: loại thứ nhất là tế bào cảm, khoảng 120 triệu tế bào, rất nhạy cảm với ánh sáng yếu và chỉ phát huy tác dụng trong những nơi u ám; loại còn lại là tế bào thị chuỳ, tổng cộng khoảng 6 triệu tế bào, rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh và chỉ phát huy tác dụng ở những nơi có nhiều ánh sáng. Khi bước vào chỗ tối, các tế bào thị chuỳ vốn đang làm việc sẽ mất dần tác dụng và không thể sản sinh ra thị giác; chất tím võng mạc trong những tế bào thị cảm đã bị ánh sáng mạnh phân giải nên không thể ngay lập tức phát huy tác dụng mà phải trải qua một khoảng thời gian mới trở lại hoạt động bình thường. Y học gọi đó là quá trình thích ứng với bóng tối

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình