Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Công nghệ Nông thôn
Tại sao đất trồng trọt cần có nhiều chất mùn? Làm cách nào để làm giàu mùn cho đất

Chất mùn là chất hữu cơ đặc biệt gồm chủ yếu là acid humic, acid fulvic và humin. Chất mùn được sinh ra qua một quá trình phân giải các chất hữu cơ trong đất rồi sinh tổng hợp lâu dài và phức tạp nhờ nhiều nhóm vi sinh vật đất. Chất mùn như một loại xi măng gắn kết các hạt đất nhỏ lại thành các hạt đất có kích thước thích hợp, người ta gọi là đất có cấu tượng. Nhờ đất có cấu tượng mà đất có độ thoáng thích hợp, tạo điều kiện để giữ nước, giữ chất dinh dưỡng và giữ khí. Ngoài ra chất mùn còn là kho dự trữ thức ăn cho cây trồng. Acid mùn còn có tác dụng kích thích sự phát triển của rễ và sự sinh trưởng của cây trồng. Tại nước ta vùng đất trên núi cao, vùng đất đỏ trên cao nguyên, vùng đất đen, đất trồng rau … là các vùng đất có chứa nhiều chất mùn.Đất cát, đất sét, đất đá ong, đất bạc màu … là các loại đất nghèo chất mùn. Muốn làm cho đất giàu chất mùn phải bón nhiều phân hữu cơ – vi sinh, phân chuồng, phân xanh, phải trung hòa đất và trồng luân canh với cây họ Đậu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình