Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Thế giới
Thuyết âm dương là thế nào?

Căn cứ nhận xét lâu đời về giới tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hóa không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ ương, từ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn khảm, cẩn, chấn, tốn, ly, không và đoài).

Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hóa không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Để biểu thị sự biến hóa không ngừng và quy luật của sự biến hóa đó người xưa đặt ra thuyết âm dương.

Âm dương không phải là một thứ vật chất cụ thể nào, mà là thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật. Nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hóa và phát triển của sự vật.

Nói chung, phàm cái gì có tính cách hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, tiến lên, vô hình, nóng nực, sáng chói, rắn chắc, tích cực, đều thuộc dương.

Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ đều được quy vào âm dương.

Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể : mặt trời, ban ngày, xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng.

Thuộc âm, ta có : mặt trăng, ban đêm, thu đông, tây bắc, phía dưới, phía trong, lạnh, nước, tối.

Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ, âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới, ngũ tạng, huyết, vinh.

Về bệnh tật thuộc dương thường khô khan, táo, ôn nhiệt, tiến mạnh, hay động, cấp tính, kinh giật. Bệnh thuộc âm thường ẩm thấp, nhuận hàn, lạnh, giảm thoái, trầm tĩnh, suy yếu, mãn tính, tê liệt.

Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập, mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra nữa, hỗ trợ chế ức nhau mà tồn tại, không thể chỉ có âm hoặc chỉ có dương. Trong hình vẽ để hình tượng âm và dương người ta vẽ hai phần bằng nhau đen và trắng, trắng là dương, đen là âm, nhưng trong hàn trắng có một điểm đen, trong phần đen có một điểm trắng có nghĩa là trong âm có mầm mống dương và trong dương có sẵn mầm móng của âm rồi.

Người xưa thường nói âm ở trong để giữ gìn cho dương, dương ở ngoài để giúp đỡ cho dương, hay có dương mà không có âm thì tất nhiên một mình âm không thể phát sinh được, một mình dương không thể trưởng thành được.

Lại có người nói : trong âm có âm dương, trong dương cũng có âm dương, âm đến cực độ sinh ra dương, dương đến cực độ sinh ra âm tức là hàn đến cực độ sinh ra nhiệt, nhiệt đến cực độ sinh ra hàn.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình