Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Trước nay tôi rất thường ăn thịt chó, gần đây có người bảo ăn nhiều sẽ gây mất ngủ và không tốt cho sức khỏe. Xin cho biết có đúng vậy không?

Tên khoa học Canis familiaris L.

Thuộc họ Chó Canidae

Con chó cho các vị thuốc:

Cẩu nhục - Thịt chó.

Cẩu thận - Penis et testis canis - là dương vật và tinh hoàn của chó.

Cẩu bảo - Calculus Canis - là sỏi trong dạ dày của chó có bệnh.

A. Mô tả con vật.

Ở nước ta thường có các giống chó sau: Giống chó thường có kích cỡ trung bình, bộ lông vàng tuyền, là gốc giống chó săn ở Việt Nam; Giống chó Mèo ở miền núi cao, cao lớn, tai nhỏ và vểnh; Giống chó Lào ở miền trung du và miền núi, to lớn, bộ lông xồm màu hung và có hai vết trắng trên mắt.

Thường những giống chó này lại lai với nhau. Tất cả đều có thể dùng làm thuốc.

B. Phân bố, chế biến.

Chó được thuần hóa nuôi giữ nhà và giúp con người đi săn bắn. Ở nước ta hầu như ở đâu cũng có nuôi, chủ yếu để giữ nhà và ăn thịt. Tuy nhiên còn ít người biết dùng những bộ phận của chó để làm thuốc, mặc dù tài liệu cổ của nước ta đều có ghi (Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh - thế kỷ 17).

Thường người ta dùng xương đầu chó, thịt chó, dương vật và tinh hoàn của chó và sỏi trong dạ dày của chó có bệnh.

Thịt chó dùng tươi, còn xương chó cắt bỏ hết thịt và gân phơi khô, dương vật và tinh hoàn của chó phơi hay sấy khô được gọi là cẩu thận (thận chó) mặc dầu không phải là thận; Sỏi trong dạ dày chó có bệnh rất hiếm gặp, nên trong nghề thuốc người ta gọi là cẩu bảo (vật quý của chó).

C. Công dụng và liều dùng.

Thịt chó (cẩu nhục), theo y học cổ người ta cho thịt chó có vị mặn, chua, tính nóng, không độc. Có tác dụng ôn bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dương, là vị thuốc cường tráng dùng yên ngũ tạng, nhẹ người, ích khí.

Cẩu thận - Penis et testis Canis - còn có tên hoàng cẩu thận - (thận chó vàng) - Quảng cẩu thận. Theo tài liệu cổ, cẩu thận có vị mặn tính đại nhiệt, tác dụng tráng dương ích tinh, dùng chữa thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh, lưng gối mềm yếu. Những người âm hư, có nhiệt không dùng được. Ngày dùng 4-12g dưới dạng bột hoàn thành viên hay ngâm rượu. Theo một số nghiên cứu trước đây, trong cẩu thận có nội tiết tố đực (androsteron), protid và chất béo.

Cẩu bảo - Calculus Canis, theo tài liệu cổ có vị ngọt, mặn, tính bình, tác dụng hạ khí nghịch (nghẹn) khai uất kết, giải độc, dùng chữa nghẹn, mụn nhọt, nôn mửa, nấc. Ngày dùng 0,3 đến 2g dưới dạng tán nhỏ, sắc uống.

Về việc em bảo có người nói ăn thịt chó gây mất ngủ và có hại cho sức khỏe, trước nay tôi chưa thấy tài liệu nào nói đến

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình