Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Việt Nam
Người dân quê tôi thường dùng quả chỉ cụ sắc nước uống để giải rượu rất hiệu nghiệm. Lâu nay tôi đã chú ý tìm kiếm những thông tin về loại cây này qua một số tài liệu y học cổ truyền nhưng chưa thấy. Nếu có thể, xin nhờ tìm giúp.

Còn gọi là khúng khéng (Cao Bằng, Lạng Sơn), vạn thọ, kê trảo.

Tên khoa học Hovenia dulcis Thumb.

Thuộc họ Táo ta Rhammaceae.

a. Mô tả cây.

Cây gỗ cao 10m hay hơn. Cành non có lông và nốt sần. Lá mọc so le có cuống dài, phiến lá hình trứng, nhọn, mép có răng cưa, 3 gân tỏa từ gốc lá, phiến lá dài 10-15cm, rộng 5-9cm. Hoa màu trắng hay lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hình cầu, khi chín những nhánh con mang quả phồng to lên, màu hồng nhạt, vị ngọt, ăn được.

b. Phân bố, thu hái và chế biến.

Trước năm 1952, ở ta chưa phát hiện thấy cây này. Chỉ mới phát hiện từ năm 1955 trở đi. Trong tài liệu "Cây thuốc" của Petelot A. còn nói rõ thêm loại này gặp phổ biến ở Trung Quốc, nhưng các tác giả cũng đã xác định trong tương lai loài này sẽ được phát hiện ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Người ta dùng quả làm thuốc với tên "chỉ cụ tử" và gỗ cây khúng khéng bào mỏng phơi hay sấy khô.

c. Công dụng và liều dùng.

Quả (chỉ cụ tử) được dùng chống nôn, giải độc, ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, khát nước, khô cổ. Ngày dùng 3-5g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Người ta còn dùng gỗ khúng khéng đẽo hình gối để dùng gối đầu hoặc đẽo thành từng mảnh vỏ bào, sắc nước uống cũng với mục đích chống nôn, chống say rượu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình