Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Em có người nhà bị ung thư gan. Một người bạn có mách bài thuốc điều trị, giúp kéo dài cuộc sống người bệnh gồm: Long đất (trùng hổ) 50g, đậu xanh (sao thủy thổ) 100g, đậu đỏ (sao thủy thổ) 100g, bồ ngót (sao thủy thổ) 50g. Nấu 3 chén còn lại 1/2 chén. Xin cho biết bài thuốc trên có hiệu quả không?
Ðây là bài thuốc của ông Nguyễn An Ðịnh đã đưa ra tại Viện Ðông y Hà Nội (năm 1969) trong vụ dịch sốt xuất huyết lần đầu tiên tại miền Bắc.

Từ đó đến nay, bài thuốc này đã lan truyền rộng rãi trong nhân dân và nhiều người coi đây là một "thần dược".

Trùng hổ là vị thuốc chính trong bài thuốc này, trước kia rất hiếm nơi bán vì ít người dùng. Khi bài thuốc được công bố, người ta đã nuôi trùng hổ để bán, vì vậy có thể dễ dàng tìm mua ở bất cứ tiệm thuốc Ðông dược nào với số lượng lớn.

Khoảng 10 năm trước đây, nhiều người cho đây là bài thuốc chữa được các bệnh như viêm gan, sơ gan, ung thư, sốt xuất huyết v.v... Tuy nhiên trên thực tế, chúng tôi thấy bài thuốc trên rất ít được nhắc tới trong điều trị bệnh ung thư, mặc dù số lượng bệnh nhân ung thư cả 2 miền Nam Bắc nước ta rất nhiều.

Phân tích bài thuốc: Trùng hổ còn gọi là Ðịa long, Khâu dẫn, đã được ghi trong Thần nông bản thảo kinh vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Tại Việt Nam, trùng hổ được ghi trong Nam dược thần hiệu của Hoàng giáp Nguyễn Bá Tĩnh thế kỷ thứ 14.

Theo Ðông y, trùng hổ có tác dụng thanh nhiệt tức phong, thông lạc, bình suyễn, lợi niệu.

Theo nghiên cứu dược lý của khoa học hiện đại: Trùng hổ có tác dụng hạ huyết áp, làm giãn các cơ trơn, hạ sốt, an thần, chống co giật.

Do đó hiện nay trùng hổ được dùng trị sốt cao, co giật, viêm phế quản mãn, hen phế quản, đau khớp, cao huyết áp, viêm bàng quang. Còn đậu đỏ, đậu xanh, bồ ngót là những thực phẩm dùng hàng ngày có giá trị dinh dưỡng cao.

Tổng hợp các vị trong cả bài thuốc thì không thấy vị nào có tác dụng chữa ung thư. Qua thực tế quan sát một số bệnh nhân bị ung thư gan, ung thư xương đã dùng bài thuốc trên, chúng tôi thấy không có kết quả.

Như vậy bài thuốc chỉ có tác dụng tốt cho những trường hợp cao huyết áp, sốt cao co giật, viêm phế quản, hen phế quản, viêm gan mãn thể ổn định

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình