Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Trồng cỏ để thành đồng cỏ thả bò có kén chọn giống cỏ không?

Theo các chuyên viên về chăn nuôi bò thì người ta giới thiệu các giống cỏ để trồng như sau:

1. Cỏ Ghinê còn gọi là cỏ tây Nghệ An, tên khoa học là Panicum maximum, thân cao 0,6 – 1,2 mét (6 tấc đến 1,2 mét) sản lượng khoảng 30 – 50 tấn/ha/năm.

Trồng cỏ này làm đồng cỏ thả súc vật hoặc cắt cỏ đem về chuồng để bò ăn rất tốt.

Cỏ này có ưu điểm là chịu nắng hạn lâu và luôn luôn giữa được màu xanh. Bò sữa cũng như các gia súc khác đều rất thích ăn loại cỏ này; ăn nhiều, do vậy gia súc đều nặng ký và bò sữa cho sữa khá nhiều, hơn các loại bò tốt mà giống tốt ấy nếu gặp thức ăn kém bổ dưỡng thì chắc chắn là èo uột và cũng không hy vọng cho nhiều sữa cả. Có lẽ các bạn không nên lơi là các khâu từ chọn giống, phối giống và vắt sữa.

2. Cỏ Pangola tên khoa học là Digitaria decumbens trồng để thả gia súc ăn hoặc cắt phơi khô (như rơm) để  thức ăn cho bò, dê…

3. Cỏ voi có tên khoa học là Pennisitum purpureum là loại cỏ có năng suất cao nhất, trồng bằng hom, cao 1,20 – 1,80 mét như cây mía, năng suất cao, cắt 6 – 8 lần đạt 120 – 180 tấn/ mẫu/ năm.

 Loại cỏ voi có tỷ lệ protein cao ngang với bắp hạt (ngô hạt), thu hoạch lúc còn non, dưới 30 ngày tuổi, thì tỷ lệ protein mới đạt 127g/ký chất khô.

Lượng đường trong cỏ voi rất cao, đạt 70 – 80 trong một kí chất khô.

Ở Việt Nam nhiều giống cỏ voi như napier, sélectim, kingrass….

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình