Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Việt Nam
Tìm hiểu về bệnh giun móc?

Theo nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Thị Minh Tâm:

Các bệnh giun đường ruột là những bệnh kí sinh trùng do một số loại giun tròn kí sinh trong ruột người gây ra. Nhóm giun này có chu kỳ đơn giản, không có vật chủ trung gian, có phương thức truyền bệnh khác nhau. Truyền bệnh bằng trứng qua đường miệng : giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (trichuris trichiura), giun kim (Enterobius vermicularis). Truyền bệnh cũng qua đường miệng như bằng đường ấu trùng: giun xoắn (Trichinelle spiralis). Truyền bệnh bằng ấu trùng chui qua da: giun móc (Ankylostoma duodenale và Necatoramericanus); giun lươn (Strongyloides stercoralis).

Bệnh giun móc do 2 loại giun tròn nhỏ có tên là Ancylostoma duodénale và Necator americanus gây ra. Bệnh ít gặp ở các vùng ôn đới. Trái lại ở các vùng nhiệt đới bệnh nặng và dể nhận thấy do chứng thiếu máu, nhất là ở trẻ em và những người thiếu ăn. Cũng như bệnh giun đũa, bệnh giun móc lan nhiễm trên ¼ nhân loại.

Bệnh giun móc đã được mô tả từ lâu trong các tài liệu y học cổ điển và đến thế kỷ 17 được nhiều tác giả mô tả đầy đủ hơn như Jakok de Bondt (1629), Pison và Margraff (1648). Năm 1843 Dubini đã phát hiện thấy giun móc ở tử thi một bệnh nhân ở Milan và đặt tên là A.duodénale. Tiếp sau d0ó một số tác giả khác như Prunez 1847, Bilharz 1852, Criesinger 1854, cũng phát hiện tương tự và mô tả thêm. Looss năm 1898 đã xác minh được cơ chế nhiễm bệnh qua da của giun móc và Stiles năm 1902 đã tìm thấy Necator americanus (đồng nghĩa: Uncinaria) cũng ký sinh và phổ biến nhiều hơn A.duodénale ở một số nơi.

Ở Việt Nam giun chủ yếu là Necator americanus chiếm 95% trong khi A.duodénale chỉ chiếm khoảng 5%.

Ancylostoma duodénale (Hình 2) và Necator americanus (Hình 3) là 2 loại giun đặc hiệu của người. Giun có hình trụ nhỏ màu trắng hồng, giun cái dài 10-18mm, giun đực dài 8-11mm. Đầu trước của giun hơi mỏng và cong về phía mặt lưng, có một bao miệng trang bị 2 đôi móc hình lưỡi câu (ở A.duodénale) và có 2 bản sắc (ở Necator americanus). Đuôi con cái thẳng và tù, đuôi con đực xòe rộng ra và có mang bộ phận sinh dục dực, có dạng khác nhau để phân biệt 2 loài. Giun móc sống ở phần đầu của ruột non trong tá tràng. Necator americanus thường ở hỗng tràng, chúng cố định vào niêm mạc ruột bằng bao miệng, bám mút vào đó để hút máu, làm chảy máu và tiết ra một chất chống đông máu.

Hình 2. Giun móc (A.duodénale - theo Looss)

Hình 3. Giun móc (Necator americanus - theo Looss)

Các thương tổn giải phẩu bệnh quan trọng nhất là ở niêm mạc ruột: có những vùng hoại tử, chẩy máu với sự xẹp của các nhung mao và thâm nhập vào các bạch cầu ái toan, vùng hạ niêm mạc có thể bị phù, xơ hóa và cũng có sự thâm nhập của bạch cầu ái toan. Giun móc là loại ăn hồng cầu nhưng cũng làm lãng phí lớn phần máu mà chúng chiếm được, mỗi ngày giun Necator americanus hút ở vật chủ 0.02ml máu, A.duodénale hút máu gấp 10 lần, tức là 0,2ml. Sự mất máu phụ thuộc vào cường độ kí sinh của giun móc, do đó nếu bị nhiễm quá nhiều giun móc (hơn 1000 giun) thì cơ thể không còn khả năng bù trừ được nửa. Người ta có thể tính được rằng 700 triệu người có giun móc kí sinh bị tước đoạt mất 7 triệu lít máu mỗi ngày. Tuổi thọ của A.duodénale là 4-5 năm và của Necator americanus là 10-15 năm.

Chu kì phát triển của giun móc qua 3 giai đoạn một là ở môi trường bên ngoài, giai đoạn 2 ở trong tổ chức và giai đoạn 3 ở trong ống tiêu hóa.

            Giun cái đẻ trúng ở phần đầu của ruột non, trứng theo phân ra ngoài, trứng có kích thước khoản 60 x 40 mm, vỏ mỏng, nhẵn, trong; phần trong của trứng có 4-8 nguyên bào. Trong môi trường bên ngoài nếu có điều kiện thuận lợi (nhiệt độ cao, độ ẩm cao, đất thích hợp, lượng oxy đủ) trứng sẽ chín và sau 24 giờ sẽ nở thành ấu trùng ở giai đoạn 1 có 2 ụ phình thực quản. Sau đó ít nhất là 24 giờ chúng sẽ chuyển thành ấu trùng ở giai đoạn 2 chỉ có một ụ thực quản và 5-10 ngày sau sẽ thai vỏ và trở thành ấu trùng ở giai đoạn 3. Ấu trùng ở giai đoạn 3 rất di động và có sức chịu đựng cao, nhất là ở trong đất ẩm hay đất bùn , đó là ấu trùng ở giai đoạn nhiễm. Ấu trùng nhiễm bằng cách chủ động chui qua da và trút bỏ vỏ bao ngoài. Sau đó theo đường máu hay đường bạch huyết tới tim rồi sang động mạch phổi tới tận các nhánh nhỏ nhất. tiếp đó chúng rời đường máu để tới đường thở, bằng cách chui qua thành các phế nang lên phế quản, khí quản, tới ngã tư hô hấp-tiêu hóa vào ngày thứ 4, rồi chuyển xuống đường tiêu hóa qua thực quản, dạ dày, tá hỗng tràng. Ở đó sau 2 lần thay vỏ trở thành giun trường thành. Kể từ sau khi nhiễm 40 ngày, người ta có thể phát hiện thấy trứng giun móc ở trong phân. Bệnh giun móc lưu hành trong tất cả các nước có khí hậu nóng  và ẩm. Ở vùng nhiệt đới, phổ biến nhất là loại N.ameriacnus, ở Châu Á, Châu Đại Dương, và Châu Mĩ. Ở các nước nhiệt đới, nóng vừa phải, thường gặp A.duodénale nhiều hơn, như duyên hải Địa Trung Hải, Trung Đông, Ấn Độ, Nhật Bản. Ngoài yếu tố khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng khiến cho sự lây truyền bệnh phổ biến quanh năm nhất là vào màu mưa, sự thiếu vệ sinh nhất là việc dùng phân người trong nông nghiệp làm phát tán ấu trùng giun móc gây ô nhiễm đất rất nặng. Cuối cùng là thói quen đi chân đất của nông dân và trẻ em làm cho sự tái nhiễm trở nên liên tục. ở vùng ôn đới bệnh giun móc và chỉ có những  vùng vi khí hậu nóng ẩm hoặc trong các hầm mỏ, khiến bệnh giun móc trở thành có tính nghề nghiệp.

            Ở Việt Nam. Bệnh giun móc rất phổ biến, Miền Bắc có tỉ lệ 20-65%, Miền Nam 46-67%, và Tây Nguyên là 47%. Giun móc chủ yếu là N.ameriacnus (chiếm 95%). Tại vùng đồng bằng ngập nước có tỉ lệ 14,2%, vùng Trung du 20-64%, vùng đồng bằng ven biển 25,5-39%, vùng đất đỏ Thuận Hải 71,1% còn ở vùng mỏ Quảng Ninh là 35,8%.

            Bệnh giun móc sẽ trở nên nghiêm trọng nếu cường độ nhiễm cao và xảy ra trên một cơ thể suy dinh dưỡng hoặc phối hợp với các bệnh khác nhất là đối với ở trẻ em.

            Triệu chứng riêng của bệnh cũng đã được biết từ lâu ngày xưa người ta dùng cách đưa giun móc vào cơ thể để điều trị triệu chứng của bệnh tăng hồng cầu vô căn (maladicde Vaquez) và bệnh nhiễm sắc tố sắt (hémochromatose). Người ta có thể phân biệt 2 giai đoạn phát triển của bệnh.

            Giai đoạn di chuyển của ấu trùng trong cơ thể, ở giai đoạn này ít biểu hiện ở trong các vùng có bệnh lưu hành. Biểu hiện ở da: ấu trùng chui qua da, qua chân hoặc kẻ tay, khoản sau 12 giờ có thể gây nổi sần, đỏ ngứa, có thể kéo dài vài ngày, nếu bị nhiễm liên tục gây ngứa gãi có thể thành bệnh ở da mạn tính, eczema và có thể bị nhiễm trùng sinh mủ. Khi ấu trùng di chuyển vào đến phổi gây kích thích phế quản gây ho thành cơn, khản họng, nghe phổi không có gì đặc biệt, cũng không có đám thâm nhiễm hoặc nếu có thì cũng chóng hết khi soi X quang, trừ trường hợp nhiễm nặng. Có thể có những cơn ngứa nổi mẩn. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng. Thời kì này xảy ra vào ngày thứ 18 sau khi bị nhiễm và không hoàn toàn giống biểu hiện của hội chứng Loeffler trong bệnh giun đũa.      Giai đoạn giun trưởng thành ở trong ruột non: sự có mặt của giun móc trưởng thành trong tá hỗng tràng chỉ gây ít rối loạn ở đường tiêu hóa, nhưng đôi khi triệu chứng thiếu máu mới là nghiêm trọng. rối loạn tiêu hóa biểu hiện bằng cảm giác khó chịu, đau ở vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ăn không ngon, ỉa chảy phân mềm, nhão hoặc táo bón. Các triệu chứng này chỉ kéo dài chừng 2-3 tháng nếu không bị tái nhiễm. hội chứng thiếu máu – trên thực tế nó là tiêu biểu cho triệu chứng học của bệnh giun móc nhiệt đới và do kết quả của sự chiếm đoạt máu của nhiều giun móc. Cường độ thiếu máu tùy thuộc vào loại giun (A.duodénale làm mất máu nhiều gấp 10 lần hơn N.ameriacnus), vào cường độ nhiễm giun và trạng thái dinh dưỡng của bệnh nhân. Rối loạn do thiếu máu xảy ra một cách thầm lặng, da khô tái, niêm mạc nhợt, mí mắt phù, mặt hùm hụp, có thể phù quanh mắt cá chân dần lên chi dưới. Mạch nhanh, hồi hộp, khó` thở khi làm việc nặng, ù tai, chóng mặt, tim có tiếng thổi do thiếu máu, tim to. Xét nghiệm máu: hồng cầu có khi giảm xuống 1 triệu , hồng cầu không điều và nhợt sắc, huyết sắc tố giảm xuống 25%, bạch cầu đa nhân tăng nhẹ, bạch cầu ái toan tăng khoảng 10-20%. Tình trạng thiếu máu có thể dẫn đến nhiểu thể bệnh như rối loạn thần kinh, mất ngủ, nhất đầu lạnh tay chân, rối loạn trương lực cơ, mất phản xạ, teo cơ, đôi khi có viêm đa thần kinh và liệt chi. Ngoài ra có thể có những rối loạn chung như sốt nhẹ, phụ nữ bị mất kinh, sẩy thai, đẻ non; nam giới có thể bị liệt dương; trẻ em có thể chậm phát triển về cả tâm thần và vận động; ở người lớn có thể giảm trí nhớ, suy nhược tâm thần. Diễn biến của bệnh phụ thuộc vào mật độ của giun và phương thức sông của bệnh nhân. Nếu nhiễm dưới 25 giun móc thì sẽ không có bệnh lâm sàng. Nếu có 25-500 giun thì sẽ có biểu hiện lâm sàng nhưng cũng có thể hồi phục được. Nhưng nếu nhiễm trên 500 giun hoặc vài nghìn giun thì bệnh sẽ nặng, tiên lượng xấu, có trường hợp dẫn tới tử vong.

            Ở các vùng nhiệt đới bệnh giun móc cần được chuẩn đoán phân biệt với các chứng thiếu máu do sốt rét, thiếu sắt, thiếu axit folic hay thiếu đạm; bệnh huyết cầu tố. Sự phối hợp các bệnh đó cũng thường xảy ra.

            Trong giai đoạn giun cố định ở ruột, bạch cầu ái toan có tăng ở mới độ vừa phải, nối chung cũng không có gì đặc hiệu. Các phản ứng miễn dịch trên thực tế cũng không áp dụng được vì có nhiều phản ứng chéo.

            Xét nghiệm phân có thể khẳn định khi nhìn thấy trứng giun móc có hình bầu dục, trong suốt, có vỏ mỏng, bên trông phân chia thành một số tế bào mầm. Trong trường hợp nhiễm nhẹ, có thể dùng kỷ thuật làm phong phú. Để có khái niệm về cường độ nhiễm, nên dùng cách đếm trứng của Stoll hay Kato: từ 5000 trứng/1g phân tương ứng với 500 giun và người ta có thể chấp nhận giun móc là nguyên nhân của trứng thiếu máu. Nếu dưới con số trên, chứng thiếu máu thường là do một nguyên nhân  khác. Nhưng sự đếm trứng này chi do một ý niệm tướng đối về số giun mà bệnh nhân có. Thực vậy giun càng nhiều thì bệnh nhân càng mất máu nhiều hơn và giun móc cũng bị đói ăn: chúng đi vào giai đoạn ngừng phát triển và đẻ ngày càng ít dần đi. Giun lại tiếp tục đẻ nếu người ta chỉ chữa thiếu máu và không tẩy giun.

            Điều trị giun móc trước đây thường dùng thuốc cổ điển là tétrachloréthylène và hydroxynaphtoate de béphénium. Nhưng thuốc này dần được thay thế bởi pyrantel hay các dẫn chất của imidazole.

            Tétrachloréthylène (didakène) thường được trình bày dưới dạng nang 1ml. Liều người lớn 5-6 nang, uống buổi sáng lúc đói với khoản cách cứ 5 phút uống 1 nang, dùng thuốc tẩy muối (không bao giờ dùng dầu). Sau 5-6 giờ mới được ăn. Ở trẻ nhỏ thì tétrachloréthylène cũng được uống vào buổi sáng lúc đói, với liều lượng 0,10ml/kg trọng lượng cơ thể. Đôi khi cần cũng có thể dùng tiếp một liều nữa, nhưng phải có khoảng cách với lần điều trị trước là 5-10 ngày. Didakène có tác dụng tốt trên cả A.duodénale và N.ameriacnus nhưng có thể gây buồn nôn, chóng mặt, chếnh choáng. Chống chỉ định duy nhất là bệnh nhân có bệnh viêm gan; thận trọng với phụ nữ có thai, trẻ em suy dinh dưỡng, những người bệnh nặng ở các phủ tạng bằng cách giảm liều lượng. Didakène bảo quản tránh nóng ẩm, điều này làm hạn chế sử dụng ở vùng nhiệt đới.

            Hydroxynaphtoate de béphénium (alcopar): bột màu vàng, đóng gói 5g, uống một lần duy nhất vào lúc đói với người lớn và trẻ em lớn (hòa 5g thuốc vào 1 lít nước). Với trẻ dưới 3 tuổi thì dùng liều giảm đi một nữa. Có thể dùng một liều nhắc lại mà không gặp trở ngại gì. Alcopar được hoàn toàn dung nạp và không có chống chỉ định như thuốc này kém tác dụng trên N.ameriacnus.

            Pamoate de pyrantel (combantrin) thuốc được trình bày dưới dạng viên hoặc dạng nhũ tương. Thuốc được dùng với liều lượng 0,020g/kg/ngày trong 2-3 ngày liền. Ít phản ứng phụ: nhứt đầu, chóng mặt. Thuốc có hiệu quả tốt trên cả hai loại giun A.duodénale và N.ameriacnus.

            Các thuốc khác:

            Tiabendazole (mintezol) dùng điều trị giun kim nhiều hơn. Có tác dụng một phần trên giun móc với liều lượng 50mg/kg thể trọng, uống 1 liều duy nhất.

            L-tetramisole hay levamisole (solaskil) chủ yếu dùng điều trị giun đũa, cũng có tác dụng một phần với giun móc, liều lượng dùng là 6mg/kg/ngày. Dùng phối hợp thiabendazole, levamisole có lợi là có tác dụng trên cả giun đũa, giun móc, giun lương và đôi khi đối với giun kim nữa.

            Mebendazole (vermox) và flubendazole (fluvermal) với liều lượng 0,200g/ngày trong 3 ngày liên tiếp, thuốc dung nạp tốt và có tác dụng không chỉ trên giun móc, mà còn có tác dụng trên cả giun tóc, giun kim.Albendazole (zentel) có tác dụng liều duy nhất 0,40g.

            Bitoscanaté (jonit) dùng  với liều lượng 5mg/ky thể trọng, dùng 3 lần mỗi lần cách nhau 12 giờ.

            Điều trị phối hợp: các trường hợp nhiễm nhẹ, chỉ cần dùng liều lượng bình thường là đủ. Trường hợp nhiễm nặng của trẻ còn bú, phụ nữ có thai cần phải dùng thêm sắt qua đường uống với liều lượng 0,5-1g sunfat hay funmarat sắt, đôi khi cần cũng phải truyền máu. Nói chung trong mọi trường hợp, cần phải giải quyết những rối loạn phát sinh về điện giải và điều trị các bệnh phối hợp khác.

            Ở các vùng nhiệt đới, việc phòng chống các bệnh giun sán, trong đó có bệnh giun móc, gặp nhiều trở ngại do điều kiện kinh tế và xã hội. Cần có các điều tra dịch tễ dẫn tới điều trị hàng loạt, dùng một loại thuốc có tác dụng tốt đa năng, rẻ, dùng một liều duy nhất. Các thuốc đang có triển vọng là pamoate de pyzantel và benzimidazole.

            Tránh gây ô nhiễm môi trường đất như xây dựng các hố xí vệ sinh, giải quyết các vấn đề dùng phân tươi bón hoa màu. Có thể diệt trứng và ấu trùng giun móc bằng cách ủ phân cho thêm vào chất canxi clorua hay xyanamit, vôi.

            Giáo dục y tế rộng rãi cho mọi người.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình