Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Việt Nam
Tìm hiểu về bệnh giun kim?

Theo nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Thị Minh Tâm:

Các bệnh giun đường ruột là những bệnh kí sinh trùng do một số loại giun tròn kí sinh trong ruột người gây ra. Nhóm giun này có chu kỳ đơn giản, không có vật chủ trung gian, có phương thức truyền bệnh khác nhau. Truyền bệnh bằng trứng qua đường miệng : giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (trichuris trichiura), giun kim (Enterobius vermicularis). Truyền bệnh cũng qua đường miệng như bằng đường ấu trùng: giun xoắn (Trichinelle spiralis). Truyền bệnh bằng ấu trùng chui qua da: giun móc (Ankylostoma duodenale và Necatoramericanus); giun lươn (Strongyloides stercoralis).

Bệnh giun kim là một loại bệnh phổ biến ở trên khấp thế giới, đặc biệt hay gặp ở trẻ em. Đó là bệnh gây ra bởi một loại giun tròn có tên là Enterobius vermicularis .

Giun kim là một loại giun nhỏ hình ống, con cái có kích thước khoảng 10mm, đuôi nhọn, tử cung chứa nhiều trứng, giun đực nhỏ hơn, dài khoảng 3mm , đuôi cong về phía bụng. Giun kim đực và cái sống ở phần cuối của ruột non. Sau khi giao hợp, con đực ở lại trong ruột, con cái bụng đầy trứng di chuyển xuống đại tràng rồi đến các nếp gấp của hậu môn để đẻ trứng, nhất là vào các buổi tối. Trứng giun kim có kích thước 60x30µm hình bầu dục, lép một phía, trong trứng thường có chứa ấu trùng rất dễ nhận thấy. Trứng giun kim có khả năng nhiễm ngay sau khi đẻ ở nếp gấp hậu môn gây hiện tượng tự nhiễm. Bệnh nhân thường phát tán trứng giun ra môi trường xung quanh.

Đường nhiễm thông thường của giun kim là trứng có ấu trùng qua đường miệng từ tay bẩn hoặc thức ăn bẩn có nhiễm trứng. Thời gian phát triển của giun kim ở trong ruột là khoảng 28 ngày. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm giun kim 18,5% - 47% số dân, tỉ lệ nhiễm nhiều nhất ở lứa tuổi là 1 – 5 tuổi (51,16%).

Triệu chứng của bệnh giun kim là ngứa hậu môn chủ yếu là vào ban đêm lúc giun cái đẻ trứng ở nếp gấp của hậu môn. Ngay lúc đó khám ở kẻ hậu môn có thể thấy giun kim cái, cung có thể thấy các vết xước ở hậu môn do ngứa gãi quanh hậu môn. Đôi khi có đau bụng, ỉa chảy phân nát nhão, có khi thấy rất nhiều giun kim trong phân nếu nhiễm nhiều. Trẻ em hay khóc đêm, cáo gắt, cau có. Ở các trẻ em gái ngứa lan ra vùng âm hộ có thể gây viêm âm hộ. Ngoài ra giun kim còn cò thể thấy ở ruột thừa.

Do triệu chứng của giun kim là ngứa hậu môn nên trẻ em hay gãi hậu môn, hay khóc đêm, do đó vào buổi tối khi trẻ ngứa gãi hoặc khóc có thể vạch các kẽ hậu môn để phát hiện giun kim cái có màu trắng, đuôi nhọn nhỏ. Người lớn nếu bị nhiễm cũng có thể phát hiện bằng cách này. Việc tìm trứng giun kim là cần thiết nhưng xét nghiệm phân ít khi thấy vì giun kim không đẻ trong ruột. Phát hiện trứng bằng cách dán băng keo dính lên vùng hậu môn vào các buổi sáng, khi chưa tắm rửa; sau đó bóc ra dán lên các phiến kính để soi kính hiển vi. Nếu phát hiện thấy trứng giun kim  ở một người này thì có thể xét nghiệm tiếp những người khác trong gia đình hoặc trong tập thể để tiến hành điều trị. Trong bệnh này bạch cầu ái toan không thay đổi.

Trước đây người ta thường dùng các dẫn xuất của pipérazine, liều lượng như đối với giun đũa: 50mg/kg/ngày, trong 7 ngày.

Ngày nay thuốc điều trị giun kim thường dùng với một liều duy nhất vào trước hoặc trong bữa ăn: Embonate (hay pamoate) de pyrvinium (povanyl) với liều lượng 0,005g/kg, phân có màu đỏ đậm. Pamoate de pyrantel (combantrin) với liều lượng 0,010g/kg. Mebendazole (vermox) chỉ cần một viên 0,010g cũng có tác dụng cho bất kì tuổi nào, với fluvendazole (fluvermal) cũng vậy.

Có thể nhắc lại một đợt điều trị như trên sau 10 – 15 ngày. Nên điều trị cho cả gia đình hoặc cả tập thể bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình